logo

Oxi hóa trị mấy?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Oxi hóa trị mấy?” cùng với kiến thức mở rộng chi tiết là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: Oxi hóa trị mấy?

- Oxi hóa trị II. 

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Oxi dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về Oxi


1. Oxi là gì? 

Ôxy là nguyên tố hóa học có ký hiệu là O2, có tên bắt nguồn từ tiếng pháp là oxygène, thường được gọi là dưỡng khí bởi lẽ nó giúp duy trì sự sống không chỉ cho con người mà nhiều loài trên trái đất. Tính phi kim loại được thể hiện rõ nét ở chất khí này, nằm trong nhóm VI A thuộc bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

O2 là một chất khí, không màu, không mùi, nguồn gốc sinh ra chất khí hữu ích này là nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Con người và các loài vật sử dụng. Dưỡng khí thiết yếu  này giúp duy trì sự sống cũng như cân bằng được các chuyển hóa, sinh trưởng trong cơ thể, thế nên chất khí này quyết định mật thiết tới sự sống còn của sự sống. Và đến đây chúng ta đã hiểu thêm Ôxy là gì và nguồn gốc chủ yếu tạo ra Oxy.

Vậy Ô xy có ở đâu? Nó hiện diện ở toàn bộ bề mặt trái đất với khoảng 20% trong tổng các chất khí trong bầu khí quyển và xếp ở vị trí thứ 3 chỉ sau   hydro và heli. Tuy nhiên mật độ  Ôxy lại không đồng đều là do áp suất trong không khí thay đổ theo chiều cao, có nghĩa  càng lên cao không khí càng loãng, ở đây hàm lượng O2 rất ít, chúng ta thường khá khó khăn khi hấp thụ chúng vào phổi.


2. Tính chất vật lý của oxi

Theo một số thí nghiệm từ thực nghiệm về sự hòa tan oxi trong nước, chẳng hạn: 10 lít nước ở điều kiện 20 độ C thì chỉ hòa tan được 310ml khí Oxi. Hoặc thí nghiệm về độ nặng của khí oxi so với không khí bằng cách bơm vào bong bóng từ đó ta rút ra một số nhận xét về tính chất vật lý như sau:

Khí oxi (O2) là một chất khí không có màu sắc, không mùi vị, oxi ít tan trong nước và nặng hơn không khí. Nhiệt độ để oxi hóa lỏng là -183 độ và có màu xanh nhạt khi hóa lỏng.

Theo một số nghiên cứu thì khí oxi có tỉ khối so với không khí là: 32/29


3. Tính chất hóa học của oxi

a. Tác dụng với kim loại 

Oxi có thể tác dụng với khá nhiều kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại như bạc (Ag) vàng (Au) hay bạch kim (Pt)).

Ví dụ: Đốt cháy sắt trong bình oxi, dây sắt cháy sáng như pháo hoa, sau khi cháy xuất hiện oxit màu nâu đỏ

PTHH: 3Fe + 2O2 → (DK: t0)  Fe3O

b. Tác dụng với phi kim

Oxi tác dụng với khá nhiều phi kim trong tự nhiên và với những điều kiện khác nhau, chỉ trừ nhóm halogen (Flo, Clo, Brom và Atatin) là oxi không phản ứng và sản phẩm tạo thành là các oxit axit.

Ví dụ: Đưa muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ thuỷ tinh có chứa khí oxi. Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn cháy trong không khí, cho ngọn lửa màu xanh

PTHH : S+O2 →(DK: t0)  SO2

c. Tác dụng với một số hợp chất

Oxi còn có thể tác dụng với các chất có tính khử hoặc các hợp chất hữu cơ để tạo thành những hợp chất mới.

Ví dụ: Khí metan có trong khí bùn ao, phản ứng cháy của metan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, đồng thời toả nhiều nhiệt.

PTHH:  CH4 + 2O2  → (DK: t0) CO2 + 2H2O

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 26/03/2022