logo

Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về bình chữa cháy do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào?

+ Bình chữa cháy dạng khí CO2 có thể dùng để chữa các đám cháy loại A, B, C, E. Trong đó:

– Đám cháy loại A: đám cháy liên quan đến các vật rắn dễ cháy như gỗ, vải , giấy,…

– Đám cháy loại B: đám cháy liên quan đến các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu,…

– Đám cháy loại C: đám cháy liên quan đến các chất khí dễ cháy như metan, gas,…

– Đám cháy loại E: đám cháy liên quan đến các thiết bị điện.

Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào?

- Đặc biệt, bình chữa cháy CO2 sử dụng tốt nhất để dập các đám cháy điện vì nó không làm hư hại thiết bị điện, vi mạch điện tử. Khi chữa cháy xong không phải vệ sinh như các bình chữa cháy dạng bột hay dạng bọt bởi CO2 sẽ tan trong không khí.


Kiến thức tham khảo về bình chữa cháy

1.  Thành phần, Cấu tạo của bình chữa cháy CO2

a. Thành phần của bình chữa cháy CO2
- CO2 được nén lỏng trong bình ở áp suất cao. Bình khí CO2 chữa được các đám cháy loại A,B,C và đặc biệt là lý tưởng để chữa đám cháy điện, điện tử.

- Chữa cháy theo nguyên lý làm ngạt và thu nhiệt: khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ thấp trong bình sẽ làm loãng nồng độ Oxy trong vùng cháy, khiến đám cháy không đủ Oxy để cung cấp sự cháy, đồng thời, khí CO2 ở nhiệt độ cực thấp ( -70 )khi phun ra sẽ thu nhiệt xung quanh làm giảm nhiệt độ vùng cháy.

b. Cấu tạo của bình chữa cháy CO2

- Trước khi nắm được thông tin bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào bạn cần phải biết được cấu tạo của loại bình này.

- Dạng bình chữa cháy này có thân hình vỏ trụ, bình bằng thép đúc. Thông thường loại bình này sẽ có phần thân màu đỏ. Sau đó cụm van được thiết kế bằng hợp kim đồng có kiểu như van vặn một chiều hay lò xo nén…Phần trong của bình ở dưới van chính là ống nhựa cứng dẫn khí cacbonic lỏng. Trên phần van sẽ có một phần van an toàn để khi bình tăng quá mức quy định sẽ giúp khí thải ra ngoài. Đồng thời sẽ có phần nhựa cứng hoặc cao su được gắn với khớp nối hoặc ống mềm.

Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào? (ảnh 2)

2. Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2

- Khi phát hiện ra cháy, nhanh chóng di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm, hướng vòi phun vào càng gần gốc lửa càng tốt.

- Bóp chặt van để khí CO2 tự phun ra dập lửa.

Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào? (ảnh 3)

 

- Chú ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2

+ Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun khí CO2 vì khi phun thì sẽ tạo ra chất CO2 rất độc.

+ Vì bình chữa cháy CO2 có nhiều loại nên cần phải đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

+ Khi phun phải cầm bình thẳng đứng, đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong), phải phun tắt hẳn lửa mới ngừng phun.

+ Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

+ Đề phòng bỏng lạnh, chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun, đòn bẩy, khi phun xong tránh cầm bình trực tiếp.


3. Ưu điểm của bình khí chữa cháy

+ Bình khí CO2 chữa cháy bằng cách phun một lượng khí CO2 được nén ở trong bình chữa cháy với nhiệt độ khoảng -79 độ C vào đám cháy. Nó sẽ khiến cho Oxy xung quanh vùng cháy loãng đi khiến cho vật cháy không thể duy trì sự cháy ổn định và dần tắt đi. Bên cạnh đó, nhiệt độ lạnh của khí CO2 cũng làm giảm nhiệt độ của vật cháy khiến chúng tắt nhanh hơn.

+ Qua đây, ta cũng nhận thấy được những ưu điểm khi sử dụng bình khí chữa cháy:

– Dập tắt đám cháy nhanh, trực tiếp.

– Lý tưởng khi sử dụng với những đám cháy thiết bị điện.

– Thân thiện với môi trường, không phải vệ sinh sau khi chữa cháy như các bình chữa cháy khác.

+ Bên cạnh đó, bình khí CO2 chữa cháy cũng có một vài nhược điểm cần chú ý khi sử dụng.

– Trọng lượng toàn bình tương đối lớn ≈10 kg do khí CO2 được nén trong bình nên vỏ bình phải dày hơn để chịu áp lực. Sẽ khó khăn hơn khi di chuyển một chút.

– Đám cháy dễ tái phát nếu không dập tắt hoàn toàn trước khi ngừng sử dụng bình.

– Do CO2 tan nhanh trong không khí và thời gian chữa cháy của hầu hết các loại bình xách tay thường ngắn nên phải phun trực tiếp vào vật đang cháy để đạt hiệu quả cao nhất.

icon-date
Xuất bản : 20/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022