logo

Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về quy luật giá trị do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị?

- Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa, đó là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, Quy luật giá trị hoạt động thể hiện ở sự vận động của giá cả xoay xung quanh trục giá trị

Kiến thức tham khảo về Quy luật giá trị 


1. Quy luật giá trị là gì?

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.


2. Nội dung cơ bản của quy luật giá trị 

a. Nội dung cơ bản của quy luật giá trị:

- Việc sản xuất hàng hóa sẽ được thực hiện bằng sự hao phí sức làm việc xã hội cần thiết. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải tiết kiệm sức lao động để với một loại hàng hóa, giá trị của nó sẽ bé hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần để làm ra món hàng đó (giá thị trường của món hàng đó). Chỉ có như vậy thì việc làm ra sản phẩm đó mới đem lại cho bạn những lợi thế về cạnh tranh.

b. Yêu cầu của quy luật giá trị:

- Yêu cầu của quy luật giá trị:

+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa

+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần 

- Tác động, vận hành quy luật sẽ được thể hiện qua sự vận động của giá hàng hóa. Bởi giá trị chính là tiền đề của giá cả, giá cả thể hiện bằng tiền của giá trị. Cũng chính vì thế mà nó nên phụ thuộc vào chính giá trị của món hàng đó. 

- Thị trường sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác như: Sự cạnh tranh, nhu cầu mua, khả năng cung cấp, sức mua của tiền và theo yêu cầu của quy luật giá trị tổng giá cả hàng hóa sau khi bán. Sự tác động tương đối lớn của những yếu tố này đã khiến cho giá cả hàng hóa ở thị trường tách rời giá trị và thay đổi lên xuống quanh trục giá trị.

Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị?



3. Tác động của quy luật giá trị

* Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

+ Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu.

+ Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.

+ Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng.

+ Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.

- Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục.

- Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.

+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.

- Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

* Thứ 2:Thúc đẩy cải tiến khoa học kỹ thuật, sản xuất hợp lý, tăng năng xuất.

- Thúc đẩy cải tiến khoa học kỹ thuật, sản xuất hợp lý, tăng năng xuất Đối với nền kinh tế hàng hóa mỗi cá nhân sản xuất sẽ là một chủ có tính độc lập trong việc sản xuất. Chính sự độc lập này mà hao phí sức lao động của mỗi người là khác nhau. 

- Nếu một người hao tổn sức lao động cá nhân nhỏ hơn hao hao phí lao động xã hội thì họ có lợi thế và sinh lợi nhuận cao. Nếu như nhà sản xuất có hao phí lao động cá nhân lớn hơn hao phí lao động xã hội thì khả năng cao sẽ thua lỗ. 

- Để có được lợi thế trong vấn đề cạnh tranh, hạn chế rủi ro phá sản thì doanh nghiệp sẽ phải giảm hao phí lao động cá nhân bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội. Và muốn đạt được điều đó thì buộc các doanh nghiệp phải cải tiến khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động.

Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị? (ảnh 2)

* Thứ ba, Phân hóa sản xuất 

- Quy luật này phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo. Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

- Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

icon-date
Xuất bản : 20/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022