logo

Thiên chức nhà văn là gì?

icon_facebook

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Thiên chức của nhà văn là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Thiên chức của nhà văn là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


 Thiên chức của nhà văn là gì?

- Thiên chức nhà văn là dẫn dắt người đọc vào trong tác phẩm mình một cách khéo léo, ở đó có sự sáng tạo văn chương và đưa người đọc vào thế giới hoàn toàn mới.  Nhà văn có nhiệm vụ rọi sáng vào não bộ, vào con tim, vào mọi hệ tầng của cảm xúc, vào tất cả các chiều kích của nghĩ suy. Ngoài ra thiên chức của nhà văn là phải để lại những dấu chân trên con đường nghệ thuật của riêng mình, phải khắc ghi tên tuổi một cách đậm nét nhất để chỉ cần nhắc đến tên mình, người đọc vẫn có thể hình dung ra cả một thế giới tâm hồn rộng lớn, nồng hậu và chan chứa yêu thương.


Kiến thức tham khảo về Thiên chức nhà văn


1. Bản chất của thiên chức nhà văn

- Bản chất của Thiên chức là cực kỳ ích kỷ. Bây giờ người ta hay dùng cặp chữ ích kỷ với cái nghĩa biểu tượng cho một cái xấu nào đó, thì không phải, ích kỷ là sự thêm vào, sự vun đắp cho một cái rường mối của một đối tượng thì Thiên chức hết sức ích kỷ. Nó gìn giữ hết sức khắt khe cái bản tính của nó, và nó, khi đã rọi sáng vào một ai, thì nó sống bền vững trong tâm hồn, trong não bộ và trong trái tim, trong cái nhìn, trong cái nghe, trong cảm xúc của người đó. Chẳng những thế, nó còn có một nội lực cực kỳ mãnh liệt, là nó bảo vệ khít khao, sáng suốt cho người nó đã rọi sáng, để chỉ thực hiện hướng tới một điều duy nhất thôi là gìn giữ sự trong sáng tuyệt đối, thanh danh tuyệt đối của bản chất của nó, và nữa là của bản thể người đó.

- Người xưa khi thấy một người tài năng, những sản phẩm của người đó làm ra đều tuyệt vời, thì các cụ chiêm ngưỡng, rồi chỉ rất vắn tắt mà rằng: “Cái tài của anh ta là giời cho”. Vậy là đủ. Một người mà thiên chức nhà văn đã âm thầm chọn, suốt một đời anh ấy lầm lụi sống với thật sự sống, rồi trải qua đủ mọi công việc, và hễ làm bất cứ công việc gì, thì cũng tận tụy mà làm, không một mảy may toan tính so đo. Thế rồi có một lần, người ấy được cử làm chân thư ký cho một ông như kiểu ông chủ. Khi biết sự thể, thì đám chúng bạn anh ta thổi vào tai anh ta rằng: “Ông đang là một ông thầy, thầy giáo, thầy giáo cấp ba hẳn hoi, thì hơi đâu phải đi hầu hạ ai, dẫu hầu hạ một ông bố tướng thì vẫn cứ là hầu hạ chứ báu gì”. Thế rồi từ hồi nào thế lực ấy vẫn rọi sáng mà vẫn ẩn mặt. Kết cuộc, anh ấy nhận công việc mới và cặm cụi, tận tuỵ mà làm.

- Như vậy, Thiên chức nhà văn khi rọi vào anh ấy cái ánh sáng mà mắt thường (mắt của xác thịt) không nhìn thấy. Và cái thiên chức ấy cứ thế ở nguyên đấy trong thế giới nội tâm, nó ngự trị, nó dẫn dắt. Rồi đến một ngày anh ta cầm lấy một cái bút không phải cái bút của công việc thường ngày; mà là ngòi bút của sự sáng tạo, thì bỗng nhiên một truyện ngắn đích thị là văn chương, chói chang và vô cùng đáng yêu, hiện ra tràn đầy trên mấy trang giấy (khổ giấy 5 hào 2 là khổ của trang giấy vẫn quen miệng được nói đến vào thời những năm 60 của thế kỷ 20).

- Trước hết, thiên chức nhà văn đã rọi sáng vào não bộ, vào con tim, vào mọi hệ tầng của cảm xúc, vào tất cả các chiều kích của nghĩ suy của anh ấy là cái ánh sáng gì thế? Vâng, cái ánh sáng này nó có danh phận, chẳng những vậy, danh phận của nó còn rất lớn, không giới hạn, đó là thiên chức văn chương (không gọi là văn học, chỉ trong nhà trường, khi văn đem vào để học thì gọi là văn học)


2. Tư chất nhà văn

a. Óc quan sát tinh tế

- Tình cảm là nguyên nhân quan trọng tạo nên tác phẩm văn chương của người nghệ sĩ. Muốn có được tình cảm đó nhà văn không thể không là nhân chứng của cuộc sống. nhà văn không thể không có bộ máy cảm quan tinh tế. Ðặc điểm của sự nảy sinh tình cảm ở con người là do tiếp xúc trực tiếp với những hiện tượng cụ thể của đời sống và đặc trưng của hình tượng nghệ thuật là tính cá biệt cụ thể cảm tính (chứ không phải là tính trừu tượng). Bởi vậy, nhà văn phải có tài năng quan sát tường tận mọi ngóc ngách, mọi hiện tượng cuộc sống, nhiều lúc là những chi tiết tưởng như là vụn vặt có khi lọt khỏi tầm mắt của con người bàng quan, thậm chí là, con người bình thường.

[ĐÚNG NHẤT] Thiên chức nhà văn là gì?

b. Sự sáng tạo và năng động 

- Mặc dù nghề nhà văn đòi hỏi sự sâu sắc, nhạy cảm với những câu chuyện trọng cuộc sống nhưng họ cũng cần phải có sự năng động và sáng tạo. Đây là hai yếu tố cực kỳ quan trọng để nhà văn có thêm có được cái nhìn đa chiều hơn. Đó là những nguồn nguyên liệu quý giá để tạo nên những tác phẩm văn học sáng giá. 

- Sự sáng tạo cũng cần phải đi đôi với tính sâu sắc, nhạy cảm thì mới giữ được tính trách nhiệm trong lối hành văn. Cộng với đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ để trau dồi kỹ năng là chìa khóa để thành công trong công việc.

c. Trí tuệ sắc sảo

- Mĩ học duy tâm phủ nhận vai trò của lí trí trong sáng tác nghệ thuật. Họ coi sáng tạo là kết quả của một lực lượng phi lí tính. Mĩ học duy vật chẳng những xem trọng vai trò của lí tính trong sáng tạo với tư cách là kẻ chỉ đạo mà còn chỉ ra rằng đối với nhà sáng tác có lí trí đã đành mà còn cần có lí trí tốt - tức là có một trí tuệ sắc sảo. Nhà văn nào có trí tuệ tinh nhạy, sáng suốt năng động nhà văn đó sẽ phát hiện nhanh chóng và đúng đắn bản chất cuộc sống.

d.  Có phong cách riêng  

- Các nhà văn nổi tiếng đều có ấn tượng riêng để khiến cho độc giả luôn nhớ đến họ. Sự thành công của họ làm làm cho nhiều người biết đến tác phẩm của mình, công nhận chất lượng tác phẩm. 

- Nếu cách hành văn của những người mới vào nghề tương tự với các tác giả cũ thì độc giả sẽ chẳng thấy sự thú vị trong những tác phẩm đó. Họ sẽ cảm thấy lối hành văn này rất quen và sẽ quên ngay sau một lần đọc. Và tác phẩm sẽ chẳng gây được ấn tượng gì khi không có nhiều người biết đến. 

- Chính vì vậy hãy xây dựng cho mình một phong cách viết riêng để khi người đọc chưa cần nhìn đến tên tác giả đã biết ngay đó là tác phẩm của ai. Nếu có thể làm được điều này thì người đó chắc chắn sẽ vô cùng thành công trong làng văn học.  

e. Cá tính độc đáo

- Trong khoa học, cá tính của nhà khoa học không có mặt trong các công thức, định lí định luật. Ngược lại, trong nghệ thuật, qua tác phẩm mà người ta nhận ra bộ mặt tác giả. Nghệ thuật yêu cầu người nghệ sĩ phải có cá tính sáng tạo, phải có khuôn mặt sáng tạo, có tiếng nói, giọng nói riêng. Ðó là bản lĩnh sáng tạo hay bản sắc sáng tác của nghệ sĩ.

f. Sự hiểu biết cuộc sống

- Nhà văn cần thiết phải am hiểu cuộc sống, phải có một vốn sống đa dạng, phong phú sâu sắc và đúng đắn. Sự hiểu biết rộng là cần thiết cho mọi người và cho cả những nhà chuyên môn. Tuy vậy, nhà chuyên môn văn chương đối tượng của anh ta là thế giới hiện thực quay quanh tiêu điểm là con người nên đối với anh ta hiểu biết rộng là yêu cầu bắt buộc.

g. Chấp nhận áp lực 

- Đối với nhà văn danh tiếng mức độ nổi tiếng càng cao thì càng phải chịu nhiều áp lực. Khi đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng best-seller thì họ càng đòi hỏi ở bản thân những điều cao siêu hơn. Tác giả với những tác phẩm bán chạy hàng đầu thế giới là người phải sống ba cuộc sống khác nhau:

+ Trầm lặng, cô độc một mình để viết sách

+ Tham gia vào các hoạt động marketing để thúc đẩy sách càng nổi tiếng càng tốt

+ Dấn thân vào những cuộc giao lưu triền miên với độc giả để biết được họ đang muốn gì

- Một con người với ba cuộc sống khác nhau chắc hẳn là điều áp lực với những người mới vào nghề. Họ phải làm việc liên tục để có mới có thể hoàn thành được ngần ấy công việc. Tuy nhiên đây là cái giá cho sự nổi tiếng và có rất nhiều người sẵn lòng đánh đổi để đạt được điều này.

icon-date
Xuất bản : 20/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads