Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó thể hiện ở chỗ” kết hợp với những kiến thức mở rộng về vật chất là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
A. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
B. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biếu hiện đa dạng của vật chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan.
C. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.
D. Thể hiện ở cả A, B, C.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Thể hiện ở cả A, B, C.
Giải thích:
Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất biểu hiện ở:
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
- Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biếu hiện đa dạng của vật chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan.
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.
- Chắc hẳn bạn từng nghe nói đến vụ nổ big bang, thế nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng vật chất được sinh ra từ vụ nổ này chưa? Big bang được biết đến là một vụ nổ đầu tiên trên vũ trụ, sở dĩ người ta đặt tên cho vụ nổ này là big bang là vì đây là một vụ nổ rất lớn và Sau vụ nổ này thì không gian, vật chất và năng lượng đã đồng thời được sinh ra.
- Lý thuyết về vụ nổ big bang nhang chóng được lan rộng cho đến ngày hôm nay, có vai trò không nhỏ trong việc giải thích về nguồn gốc ra đời của vật chất. Cũng theo lý thuyết này thì khởi nguyên của vụ trụ trước đây vốn chỉ là một đại dương đặc, nóng giống như cháo đặc” chỉ bao gồm những hạt quark và electron chuyển dộng không ngừng và không tồn tại sự sống trên bất kỳ hành tinh nào, thế rồi vụ nổ big bang xuất hiện đã làm nên những biến đổi sau này. Tuy nhiên đến nay lý thuyết này vẫn được coi là điều phản thừa nhận.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Lênin đã vạch trần ý đồ xuyên tạc những thành tựu khoa học của những nhà triết học duy tâm, khẳng định bản chất của vật chất và đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất như sau:
“Vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất như sau:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Theo định nghĩa của Lênin về vật chất:
– Cần phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học với những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn tất cả những sự vật, những hiện tượng là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất nên nó có quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa. Vì vậy, không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
– Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó.
– Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sựphản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
- Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta luôn nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người. Tuy nhiên, trong định nghĩa vật chất của Lênin thì nó lại là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa các thuộc tính, các mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng. Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra và không mất đi. Do đó không thể đồng nhất các vật chất với một hay một số dạng có biểu hiện cụ thể của vật chất được.
- Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan ở trong hiện thực, bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” chính là thuộc tính cơ bản của vật chất; là tiêu chuẩn để có thể phân biệt được cái gì là vật chất, cái gì không phải vật chất. Con người có nhận thức được hay không thì vật chất cũng vẫn luôn tồn tại.
- Thứ ba: Vật chất đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Có thể hiểu rằng vật chất chính là cái có thể gây nên cảm giác ở con người. Khi nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các giác quan thì ý thức chính là sự phản ánh vật chất, còn vật chất lại là cái được ý thức phản ánh.
Định nghĩa vật chất của Lê-nin có hai ý nghĩa quan trọng sau đây.
- Thứ nhất bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
- Thứ hai khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội,về lịch sử