Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Bản chất của ngôn ngữ?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Ngôn ngữ do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
Bản chất của ngôn ngữ là:
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội : Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị ngôn ngữ cùng những quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ ấy. Một cách tiếp cận ngôn ngữ nữa là: bản chất xã hội của ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên
+ Ngôn ngữ cũng không phải là một hiện tượng sinh vật
+ Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh
+ Ngôn ngữ không phải bẩm sinh.
+ Ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu của động vật
+ Ngôn ngữ không mang tính cá nhân
+ Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
+ Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
+ Ngôn ngữ có bản chất văn hóa
+ Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc
+ Ngôn ngữ phản ánh sự giao thoa giữa các nền văn hóa
"Ngôn ngữ" có thể dùng để chỉ mật mã, cipher và các thể loại ngôn ngữ nhân tạo, ví dụ như ngôn ngữ máy tính trong kỹ thuật lập trình. Theo đó, ngôn ngữ được định nghĩa là hệ thống các dấu hiệu nhằm mục đích mã hóa và giải mã thông tin. Bài viết này tập trung vào ngôn ngữ tự nhiên của loài người, được nghiên cứu bởi ngành ngôn ngữ học.
"Ngôn ngữ", trong vai trò là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, có hai nghĩa chính: một khái niệm trừu tượng hoặc một hệ thống ngôn ngữ cụ thể kiểu như "tiếng Việt". Nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure (ông là người có công định hình nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại) là người đầu tiên phân biệt rõ ràng sự khác biệt đó. Ông sử dụng từ language để chỉ một khái niệm, từ langue để chỉ một ví dụ cụ thể của một hệ thống ngôn ngữ và từ parole để chỉ lối sử dụng lời nói trong một ngôn ngữ cụ thể.
Khi nói về ngôn ngữ như một khái niệm chung, nhiều định nghĩa có thể được sử dụng để nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của hiện tượng này. Mỗi định nghĩa sẽ định hình phương pháp nghiên cứu và sự thấu hiểu ngôn ngữ theo các cách riêng, dẫn đến những trường phái lý thuyết ngôn ngữ khác nhau hoặc xung khắc nhau.Các cuộc tranh luận về bản chất và nguồn gốc ngôn ngữ đã tồn tại từ thời cổ đại. Các nhà triết học Hy Lạp như Gorgias và Plato đã hoài nghi về mối quan hệ giữa từ ngữ, khái niệm và thực tế. Gorgias cho rằng ngôn ngữ không thể đại diện cho trải nghiệm khách quan lẫn trải nghiệm con người, và rằng giao tiếp và chân lý đều bất khả thi. Plato cho rằng ta có thể giao tiếp được vì ngôn ngữ đại diện cho các ý tưởng và khái niệm tồn tại độc lập khỏi ngôn ngữ và tồn tại trước cả ngôn ngữ.
Chức năng chỉ nghĩa:
Ngôn ngữ được dùng làm vật thay thế để chỉ nghĩa cho sự vật, hiện tượng, tức là sự vật hiện tượng có thể tồn tại bằng chất liệu của ngôn ngữ làm cho con người có thể nhận thức được sự vật hiện tượng khi không còn bản thân nó trước mặt,
Các kinh nghiệm của lòai người cũng được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Chính vì chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử.
Những điều đó cho thấy rằng ngôn ngữ của con người khác hẳn tiếng kêu của con vật. Về bản chất con vật không có ngôn ngữ.
Chức năng thông báo:
Ngôn ngữ dùng để truyền đạt, và tiếp nhận thông tin để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh họat động của con người, Nhờ có ngôn ngữ con người thông báo cho nhau giao tiếp với nhau.
Chức năng khái quát hóa:
Chức năng khái quát hóa được thể hiện ở chỗ, từ ngư không chỉ mốt sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà nó đại diện cho một lọai sự vật hiện tượng có chung các thuộc tính cơ bản, Nhờ vậy ngôn ngữ trở thành một phương tiện đắc lực cho họat động trí tuệ . Nói cách khác ngôn ngữ là là vỏ bọc của trí tuệ, hay ngôn ngữ là hình htức tồn tại và biểu hiện của trí tuệ.
Có thể tóm gọn lại, ngôn ngữ có hai chức năng chính : công cụ của giao tiếp và công cụ của tư duy.
Có 6 phong cách ngôn ngữ sau :
+ Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…
+ Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương
+ Phong cách ngôn ngữ Báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]
+ Phong cách ngôn ngữ Chính luận là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.
+ Phong cách ngôn ngữ Hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
+ Phong cách ngôn ngữ Khoa học