logo

Chiến lược cây gậy và củ cà rốt là gì?

icon_facebook

Hướng dẫn tìm hiểu Chiến lược cây gậy và củ cà rốt là gì chính xác nhất. Cùng Top lời giải trang bị thêm kiến thức về Ứng dụng của chiến lược cây gậy và củ cà rốt trong quản lý doanh nghiệp các bạn nhé!


Chiến lược cây gậy và củ cà rốt là gì?

Câu chuyện về cây gậy và củ cà rốt (tiếng Anh: carrot and stick) thực tế nó là một loại chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, yêu cầu, đòi hỏi… của những nước lớn, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng mà những nước lớn hứa sẽ đáp ứng.

Khi muốn tạo động lực cho người khác, chúng ta phải làm họ thấy được “củ cà rốt”, tức sự sung sướng đi kèm, thông qua việc hứa hẹn ban phát phần thưởng. Ví dụ như tiền thưởng, sự thăng chức, lời khen, sự công nhận trước đám đông v.v… Và, khi muốn tạo áp lực lên người khác, chúng ta phải cho họ thấy được “cây gậy”, tức sự đau đớn sẽ lãnh nhận, thông qua những hình thức cảnh báo hoặc trừng phạt. Ví dụ như giảm lương, cách chức, phê bình, khiển trách trước tập thể v.v…

Nói chính xác hơn, câu chuyện cái gậy và củ cà rốt xuất phát từ “Chính sách cái gậy lớn” của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đề xuất rằng: nói chuyện với đối thủ thì ôn hòa, nhưng trong tay luôn phải có một cây gậy to làm áp lực. Đường lối ngoại giao này chú trọng đến chính trị quốc tế, duy trì sức mạnh và khống chế của Mỹ, không ngại dùng vũ lực để can thiệp quân sự. Cây gậy là vũ lực là yêu cầu, đòi hỏi của Mỹ đối với các quốc gia khác trên thế giới. Còn “củ cà rốt” là dùng tiền bạc, quyền lợi… làm miếng mồi nhử. Chính sách này dựa trên cơ sở hai chính sách: “Ngoại giao đô la” (Dollar Diplomacy) của William Howard Taft – Tổng thống thứ 27 và “Cây gậy lớn” của Theodore Roosevelt – Tổng thống thứ 26 của Mỹ.


Kiến thức mở rộng về Chiến lược cây gậy và củ cà rốt


1. Ứng dụng của chiến lược cây gậy và củ cà rốt trong quản lý doanh nghiệp

- Đưa ra vấn đề: Nếu muốn thuyết phục một ai đó làm điều gì theo chính sách cây gậy và củ cà-rốt, bạn phải khi đó bạn phải đưa ra một vấn đề và yêu cầu giải quyết vấn đề đó ngay. Mặc dù vậy thì cách nào cũng có tác động hai chiều và 2 hướng, có thể tạo động lực và thúc đẩy một số người, nhưng cũng có thể khiến người khác tê liệt vì do dự và chỉ hành động khi bị ép buộc. Trong một số trường hợp, đối tượng chưa ý thức được hoặc chưa thấy vấn đề đó ở mức cần phải giải quyết ngay. Đây là bước rất quan trọng để chiến lược thành công.

- Hậu quả: Khi đã chứng minh được cho mọi người rằng ở đây có một vấn đề thì bước thứ hai của chính sách củ cà-rốt và cây gậy là phải cho họ thấy hậu quả khốc liệt sẽ xảy ra nếu như không lập tức hành động. Đây là một kỹ thuật rất thuyết phục để đưa một người vào tư thế sẵn sàng hành động.

- Giải pháp: Bây giờ, khi khách hàng đã có khái niệm chung về vấn đề, công việc tiếp theo là đưa ra giải pháp.

- Lợi ích: Chiến lược này nếu đi đúng hướng sẽ khích lệ tinh thần và khả năng cống hiến của nhân viên cho công ty khi họ được đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt về vật chất cũng như tinh thần. Thương mại thường sử dụng các cụm từ: “Hành động ngay!”, “Trong một khoảng thời gian giới hạn” hay “Chỉ hôm nay”. Tất cả những cụm từ này chỉ để cố gắng lôi kéo bạn hành động ngay và đó cũng là một chiến thuật.

Chiến lược cây gậy và củ cà rốt là gì?

2. Ví dụ về sử dụng chiến lược cây gậy và củ cà rốt hiệu quả

- Một nghiên cứu được tiến hành tại một bệnh viện ở New York, mục tiêu đề ra là tăng số lần rửa tay của đội ngũ y bác sĩ. Lý do là việc khử trùng trong môi trường bệnh viện đóng vai trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa bệnh dịch lây lan. Do đó, các nhân viên y tế liên tục được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc rửa tay, và những tấm bảng cảnh báo về tác hại của một đôi bàn tay “không sạch sẽ” thường xuyên được đặt cạnh bồn rửa tay. Tuy nhiên, chỉ có 10% đội ngũ y bác sĩ chịu vệ sinh tay của họ trước và sau khi vào phòng bệnh nhân.

- Sau đó, nhóm nghiên cứu liền thay đổi phương thức: Họ đặt một tấm bảng điện tử ngay tại lối vào của khoa hồi sức tích cực. Mỗi lần có người rửa tay, một lời khen sẽ hiện lên trên tấm bảng điện tử, như “Làm tốt lắm!”. Rất nhanh chóng, tỷ lệ người chịu rửa tay tăng lên đáng kể và chạm mốc 90% trong chưa đầy 4 tuần. Hiện tượng tương tự cũng được lặp lại ở một khoa khác trong cùng bệnh viện.

- Cái hay ở phương pháp này là thay vì tạo cảm giác đe doạ với thông điệp “bệnh dịch sẽ lây lan”, vốn là cách tiếp cận phổ biến tại các bệnh viện, thì nó tích cực hơn, cứ mỗi lần một bác sĩ rửa tay, họ sẽ nhận được lời khen ngay. Phản hồi tích cực này sẽ kích thích tín hiệu “phần thưởng” của não, từ đó góp phần củng cố hành vi và khiến cho hành vi này lặp lại cao hơn trong tương lai.


3. Chiến lược cây gậy và củ cà rốt dành cho nhà quản lý

Thách thức của một nhà quản lý là làm sao luôn tạo động lực cho nhân viên của mình. Bạn có thể giúp một số nhân viên đạt được điều  mình mong muốn nhưng nếu bạn sai lầm nó sẽ là con dao 2 lưỡi.

Coi chừng cho quá nhiều cà-rốt:

Trong vòng 10 từ 1990-2000, Hãng Herculean, sau một năm hết sức nỗ lực, doanh thu và lợi nhuận của hãng vẫn giảm, ít hơn 40%. Giám đốc điều hành vẫn quyết định thưởng đều cho tất cả nhân viên. 40% nhân viên, những người làm việc hiệu quả, cảm thấy mình không được đánh giá cao vì bị cào bằng so với 60% còn lại. Như vậy khi cho quá nhiều cà-rốt, bạn đã làm giảm sút động lực của toàn thể nhân viên.

Chiến lược cây gậy và củ cà rốt là gì? (ảnh 2)

Vung quá nhiều cây gậy:

Giám đốc điều hành VC-backed áp dụng chiến lược Cây gậy và củ cà rốt của Mỹ. Nhà quản lý thay vì có các chính sách thưởng cho nhân viên thì lại rất hay đưa ra hình thức phạt. Trong việc sử dụng quá nhiều gậy, ông đã làm mọi người mất niềm hăng say làm việc và mất sự gắn bó với công ty. Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động và bộ máy làm việc của công ty khi mà người nhân viên cảm thấy không thoải mái.

=> Như vậy, những ví dụ thực tế cho thấy việc quản lý không đơn giản như bản chất của củ cà-rốt và cây gậy. Thay vào đó, bạn cần phải thực dụng tìm giải pháp có sự cân bằng nhất.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads