Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét?” cùng với những kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về ký sinh trùng là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Gian đoạn ký sinh trùng sốt rét ở gan
- Ký sinh trùng sốt rét sẽ tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi, dưỡi dạng thoa trùng nếu muỗi mang mầm bệnh. Mỗi khi muỗi đốt, thoa trùng này sẽ theo tuyến nước bọt và đi xâm nhập vào cơ thể người cụ thể là vào hệ tuần hoàn. Sau tầm 30 phút xâm nhập vào hệ tuần hoàn, thoa trùng này sẽ di chuyển đến gan, xâm nhập vào tế bào gan và bắt đầu phát triển ở đây.
- Trong gan, ký sinh trùng đầu tiên sẽ phát triển và lớn dần, mang bên trong hàng ngàn mảnh trùng hay còn gọi là thể phân cách. Khi thể phân cách này vỡ ra, chúng sẽ được phóng thích và đi vào trong máu. Tuỳ vào loại ký sinh trùng mà giai đoạn phát triển sẽ khác nhau. Plasmodium falciparum là 5 ½ - 7 ngày, Plasmodium vivax 6 – 8 ngày, Plasmodium ovale 9 ngày và Plasmodium malariae là 14 – 16 ngày.
- Với Plasmodium vivax và Plasmodium ovale, ngoài sự phát triển tức thời của thoa trùng, nó còn có dạng thể ngủ trong gan. Thoa trùng sẽ xâm nhập vào tế bào gan nhưng không tiếp tục phát triển ngay để phân liệt mà nó sẽ nằm yên ở tế bào gan. Một vài tháng hoặc cả năm sau đó với một lí do chưa rõ, các thể ngủ sẽ phát triển cho ra phân liệt, sau đó phân liệt sẽ vỡ ra làm các mảnh trùng sẽ đi vào máu và làm tái phát bệnh sốt rét.
- Plasmodium falciparum và Plasmodium malariae không có thể ngủ trong gan.
Giai đoạn ở hồng cầu
- Các mảnh trùng được phóng thích ra từ gan sẽ xâm nhập tiếp vào hồng cầu để tiếp tục phát triển thành tư dưỡng. Từ thể tư dưỡng sẽ phát triển thành thể phân liệt chứa nhiều mảnh trùng. Số lượng mảnh trùng trong một phân liệt sẽ thay đổi tuỳ theo loài ký sinh trùng sốt két. Các phân liệt này sẽ vỡ ra để các mảnh trùng có thể xâm nhập vào các hồng cầu khác tiếp tục theo chu kì cho ra tư dưỡng rồi phân liệt. Sau nhiều chu kỳ, một số mảnh trùng sẽ phát triển thành thể giao bào đực và cái. Chúng sẽ không tiếp tục phát triển nữa mà chờ muỗi Anopheles hút vào dạ dày để phát triển tiếp.
Giai đoạn ký sinh trùng sốt rét phát triển hữu tính trong muỗi
- Mỗi khi muỗi cái Anopheles đốt người có bệnh sốt rét, các thể ký sinh trùng sốt rét trong máu sẽ được hút vào dạ dày của muỗi, nhưng chỉ các thể giao bào là có thể tiếp tục phát triển thành thoa trùng. Thoa trùng này sẽ tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi để tiếp tục truyền bệnh cho người khác.
- Ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium, với 5 chủng ký sinh bao gồm:
+ Plasmodium Falciparum: Đây là loại gây bệnh chủ yếu với khoảng 70 - 80% số ca mắc sốt rét tại Việt Nam. Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium Falciparum hầu như chỉ sinh trưởng tốt tại vùng khí hậu nóng ẩm.
+ Plasmodium Vivax: Ít phổ biến hơn, với khoảng 20 - 30% số ca mắc, thường được phát hiện nhiều tại những nơi có khí hậu lạnh.
+ Plasmodium Malaria: Hiếm gặp ở Châu Á do đặc tính sinh trưởng kém ở môi trường nóng ẩm.
+ Plasmodium Ovale: Loại này chưa được phát hiện tại Việt Nam.
+ Plasmodium Knowlesi: Đây là loài mới được phát hiện, là một chủng ký sinh trùng sốt rét ở khỉ có khả năng gây bệnh cho người.
- Việt Nam hiện có 3 chủng ký sinh trùng sốt rét chủ yếu là P. falciparum, P.vivax và P.malariae. Cho đến nay, phương pháp phát hiện hình thể ký sinh trùng sốt rét bằng kỹ thuật lấy tiêu bản máu và nhuộm giemsa (Romanovski) vẫn được ứng dụng để chẩn đoán và phân biệt hình thể các loài ký sinh thuộc chi Plasmodium.
- Khi hút máu, muỗi cái Anopheles mang mầm bệnh sẽ truyền các thoa trùng, cùng với chất kháng đông trong nước bọt vào ký chủ người. Như vậy, quá trình phát triển và gây bệnh của ký sinh trùng sốt rét chủ yếu liên quan đến 2 ký chủ:
+ Trong cơ thể muỗi: Khi muỗi hút phải máu người nhiễm bệnh, sẽ vô tình nuôi dưỡng một lượng giao bào đực và cái, tạo ra các thoa trùng với số lượng lớn, tập trung chủ yếu ở tuyến nước bọt của muỗi.
+ Trong cơ thể con người: Thông qua những vết đốt của muỗi, thoa trùng xâm nhập vào cơ thể người. Sau khoảng 2 - 3 ngày lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, chúng sẽ tập trung lại để phát triển số lượng tại gan.
- Nguyên tắc điều trị:
+ Chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế tử vong và làm giảm lây lan.
+ Điều trị cắt cơn kết hợp với điều trị chống lây lan (diệt giao bào) và điều trị chống tái phát (diệt thể ngủ trong gan với Plasmodium vivax, Plasmodium ovale).
Điều trị sốt rét thông thường.
Điều trị cắt cơn sốt
- Nhiễm Plasmodium vivax:
+ Chloroquine tổng liều 25mg/kg cân nặng chia 3 ngày điều trị: ngày 1 và ngày 2 uống 10 mg/kg cân nặng, ngày 3 uống 5 mg/kg cân nặng hoặc
+ Hoặc artesunat tổng liều 16 mg/kg cân nặng chia làm 7 ngày điều trị: ngày 1 uống 4 mg/kg cân nặng, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 uống 2 mg/kg cân nặng (không dùng artesunat cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu trừ trường hợp sốt rét ác tính)
+ Hoặc Quinin sulfat liều 30 mg/kg/24 giờ chia 3 lần uống trong ngày, điều trị trong 7 ngày.
- Nhiễm Plasmodium falciparum:
+ Thuốc phối hợp có dẫn xuất artemisinin: thuốc viên Arterakine hoặc CV artecan (40mg dihydroartemisinin + 320mg piperaquine phosphat)
+ Liều dùng:
Dưới 3 tuổi: ngày đầu 1 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1/2 viên.
Từ 3 đến dưới 8 tuổi: ngày đầu 2 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1 viên.
Từ 8 đến dưới 15 tuổi: ngày đầu 3 viên, hai ngày sau mỗi ngày 1,5 viên.
Từ 15 tuổi trở lên: ngày đầu 4 viên, hai ngày sau mỗi ngày 2 viên.
Không dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
- Điều trị chống tái phát và chống lây lan:
+ Primaquine viên 13,2mg chứa 7,5mg bazơ
+ Liều dùng: 0,5mg bazơ/kg cân nặng/ 24 giờ
- Với Plasmodium falciparum điều trị 1 ngày
- Với Plasmodium vivax điều trị 10 ngày liên tục
+ Không dùng primaquine cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh gan và người thiếu men G6PD.
Điều trị sốt rét ác tính
- Artesunat tiêm tĩnh mạch
+ Liều dùng: giờ đầu 2,4 mg/kg cân nặng, 24 giờ sau tiêm nhắc lại 1,2 mg/kg cân nặng, sau đó mỗi ngày tiêm 1 liều 1,2 mg/kg cân nặng cho đến khi bệnh nhân có thể uống được thì chuyển sang thuốc uống cho đủ 7 ngày.
- Chú ý điều trị triệu chứng và biến chứng tuỳ thể sốt rét biến chứng.