logo

Bài viết về an toàn giao thông trước cổng trường

Cuộc thi An toàn giao thông - ATGT cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm học 2022 - 2023 đã chính thức được phát động. Trong bài viết này, Toploigiai xin chia sẻ Đáp án cuộc thi an toàn giao thông nụ cười trẻ thơ cùng nội dung Kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông đầy đủ chi tiết nhất. Mời các bạn học sinh tham khảo!


Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5

Câu 1. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông, các phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Các phương tiện phải bấm còi để báo hiệu cho người già yếu, người khuyết tật biết và phóng nhanh qua.

B. Các phương tiện phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông.

C. Các phương tiện bấm còi nhiều lần để người khuyết tật, người già yếu biết.

D. Các phương tiện phóng nhanh qua nơi có người khuyết tật, người già yếu.

Câu 2. Linh đang điều khiển xe đạp điện trên đường về nhà, đến đoạn đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn thì xe của Linh bị hỏng, trong trường hợp này, Linh cần phải xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Để xe ở đó và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình rồi đi tiếp.

B. Để xe ở đó và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.

C. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 4 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.

D. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 5 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.

Câu 3. Để bảo đảm an toàn, người lái xe nên chọn cách xử lý nào dưới đây khi quan sát phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ?

A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.

B. Tăng tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ

C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.

D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.

Câu 4. Em đang đạp xe đến trường, thấy xe ngược chiều có tín hiệu báo hướng rẽ trái cắt ngang hướng di chuyển của em, em phải chọn cách xử lí nào để bảo đảm an toàn?

A. Giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho phương tiện đó rồi tiếp tục di chuyển.

B. Đi nhanh hơn để vượt qua phương tiện có tín hiệu báo rẽ trái.

C. Đi sang phía giữa đường để tránh phương tiện có tín hiệu báo hướng rẽ trái.

D. Đi vào sát lề đường để tránh phương tiện có tín hiệu rẽ trái.

Câu 5. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ chấm ............. của đoạn thông tin về quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông. Khi vượt, các xe phải vượt về (1)……… (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ (2)…….. phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải (3)………, đi sát về (4)……… bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt

A. (1) bên trái – (2) cao hơn – (3) duy trì tốc độ – (4) phần đường.

B. (1) bên phải – (2) thấp hơn – (3) tăng tốc độ – (4) làn đường.

C. (1) bên trái – (2) thấp hơn – (3) giảm tốc độ – (4) phần đường.

D. (1) bên phải– (2) cao hơn – (3) chuyển hướng – (4) làn đường.

Câu 6. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính từ ray gần nhất là bao nhiêu mét?

A. Tối thiểu 5 mét.

B. Tối đa 5 mét.

C. Tối thiểu 3 mét.

D. Tối đa 3 mét.

Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn về sử dụng phanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy?

A. Sử dụng đồng thời cả hai phanh, giữ nguyên ga, giữ xe cân bằng.

B. Sử dụng phanh sau trước sau đó sử dụng phanh trước, giảm ga, giữ xe cân bằng.

C. Sử dụng phanh trước sau đó sử dụng phanh sau, giảm ga, giữ xe cân bằng.

D. Sử dụng kết hợp giảm ga, phanh trước phanh sau sử dụng đồng thời. Không sử dụng phanh một cách đột ngột

Câu 8. Minh đang điều khiển xe đạp đến trường, đi đến đoạn đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Trong trường hợp này, Minh cần lựa chọn cách đi nào sau đây để không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông?

A. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

B. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

C. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

D. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

Câu 9. Em hãy sắp xếp thứ tự các bước vượt xe an toàn cho phù hợp.

(1) Kiểm tra an toàn phía trước và kiểm tra an toàn phía sau qua gương chiếu hậu hai bên.

(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe phía trước đã nhường đường. Tăng tốc độ để vượt, giữ khoảng cách bề ngang với xe bị vượt, trong khi vượt dùng còi báo hiệu để báo hiệu cho xe bị vượt biết bạn đang vượt.

(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển đầu sang trái.

(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

A. 2 – 3 – 1 – 4

B. 1 – 4 – 2 – 3

C. 4 – 3 – 1 – 2

D. 4 – 1 – 3 – 2

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

Bài viết về an toàn giao thông trước cổng trường

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 2 và 3


Kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông - Mẫu số 1

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và an toàn giao thông của học sinh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đề xuất một số nội dung tuyên truyền giao thông về chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông” nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trường học. như sau: Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường cần thành lập đội xung kích, đội măng non, đội cờ đỏ để phối hợp giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực cổng trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động đội thanh niên an toàn giao thông. Tích cực tuyên truyền, giáo dục “Luật giao thông đường bộ” cho giáo viên và học sinh; hợp tác với người nhà. Tổ chức thi vẽ tranh chủ đề an toàn giao thông cho các khối lớp. Phổ biến các tài liệu, tranh ảnh về chủ đề ATGT trong trường, lớp. Thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ, ngoại khóa, các tiết giáo dục kỹ năng sống, tuyên truyền học sinh nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ...

Bài viết về an toàn giao thông trước cổng trường

I. Mục đích, yêu cầu

- Phát huy tinh thần, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên trong việc tham gia bảo đảm trận tự an toàn giao thông. 

- Xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông, xây dựng nếp sống văn hóa, có ý thức khi tham gia giao thông. Nâng cao chất lượng của người đứng đầu nhà trường, các tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên. Duy trì hiệu quả Cổng trường an toàn giao thông


II. Nội dung

1. Địa điểm

Tại Liên đội trường Tiểu học Đội Cấn

2. Phương thức thực hiện

- “Cổng trường an toàn giao thông” do Liên đội đăng ký, thông qua với Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng.

- Vị trí xây dựng:

- Trong khu vực cổng trường

3. Nội dung hoạt động

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông thông qua các buổi ngoại khóa, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông.

- Thành lập các tổ chức đội viên tham gia hướng dẫn giao thông tại khu vực cổng trường trong những giờ cao điểm (Đầu và cuối giờ học)

- Tổ chức ký cam kết không vi phạm an toàn giao thông, đồng thời hỗ trợ các em kỹ năng tham gia giao thông an toàn. 

4. Kinh phí xây dựng và tổ chức hoạt động

+ Kinh phí xây dựng:

- Từ sự hỗ trợ của nhà trường, hoạt động nguồn từ quỹ Đoàn, Đội.

+ Tổ chức hoạt động:

- Các tổ chức Đoàn, Đội tại cơ sở được giao nhiệm vụ xây dựng và triển khai kế hoạch. 


Kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông - Mẫu số 2


I. Mục đích, yêu cầu

- Nâng cao nhận thức của HS về an toàn giao thông.

- Giảm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT


II. Nội dung kế hoạch

- Tuyên truyền đến phụ huynh và HS toàn trường một số quy định về ATGT

- Gắn biển về an toàn giao thông

- Có sự phân chia, điều phối giao thông ở cổng trường.


II. Thực hành

- Xây dựng bộ quy tắc về an toàn giao thông với chủ đề " cổng trường an toàn giao thông".

- Kiện toàn các thành viên tham gia vào chương trình này.

- Có kế hoạch cụ thể gửi đến toàn bộ nhà trường HS, phụ huynh.

- Phát động các đợt tuyên truyền

- Lồng ghép các buổi tuyên truyền vào các tiết học.


Kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông - Mẫu số 3


I. Mục đích, yêu cầu

- Tuyên truyền an toàn giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của phụ huynh và học sinh khi tham gia giao thông. Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tại nạn giao thông.

- Xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

- Thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông.


II. Đối tượng tham gia

- Đối tượng là phụ huynh và học sinh học trong nhà trường


III. Nội dung và cách tiến hành

- Tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường

- Tham gia các hội thi về an toàn giao thông

- Ký cam kết thực hiện nghiêm túc ATGT trong và ngoài nhà trường


Bài văn viết về An toàn giao thông

Hiện nay, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Ở nước ta, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người mỗi năm, trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông khiến khoảng 30 người chết và thiệt hại về vật chất. Hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể viện phí cho người tàn tật, mất khả năng lao động.

Bài viết về an toàn giao thông trước cổng trường

Đứng trước vấn đề nghiêm trọng đó, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông, kết hợp tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận tải hành khách công cộng..., khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng , giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm giao nhau giữa đường cao tốc và đường sắt; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm việc bảo vệ công trình đường sắt; không vượt rào, chắn đường giao nhau. Không vượt đèn đỏ. 

Đối với nhân dân dọc tuyến phố: Không chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh thương mại, treo, đặt biển quảng cáo, mái che gây cản trở giao thông; không xả rác bừa bãi trên đường phố; gương mẫu ứng xử trong văn hóa giao thông. 

Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; khi băng qua đường phải đúng nơi quy định; đi theo vạch kẻ tại các giao lộ; đảm bảo đi trong giới hạn của đèn giao thông; chú ý khi lái xe, đặc biệt khi băng qua các giao lộ; không tụ tập dưới lòng đường. Đối với người điều khiển phương tiện cơ giới: Không vi phạm nồng độ cồn, tốc độ, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đi ngược chiều; không phóng nhanh, vượt ẩu; không vi phạm làn đường, vạch kẻ đường; không đi xe trên vỉa hè ; sử dụng còi xe phù hợp; đỗ xe đúng nơi quy định; nhường nhịn khi tham gia giao thông.

Một trong những cách để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông là đội mũ bảo hiểm ghi đi xe gắn máy, góp phần giảm thiểu hậu quả TNGT. Vì vậy, mỗi người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông, tránh được những nguy hiểm, maast mát không đáng có.  

icon-date
Xuất bản : 21/12/2022 - Cập nhật : 03/07/2023