logo

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 5

Top lời giải xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 5 theo quy định Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch có chủ đề là Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN

     Bậc mầm non là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên mầm non luôn là mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với các cán bộ quản lí nhà trường.

     Trong bài viết dưới đây, KidsOnline xin tổng hợp một số những biện pháp hữu ích giúp cán bộ, quản lí nhà trường có thể chủ động xây dựng kế hoạch và có những cách thức phù hợp nhằm bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên mầm non.


Biện pháp 1: Nâng cao trình độ trên chuẩn của giáo viên

     Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể xuất phát từ nhu cầu đào tạo của từng giáo viên (những giáo viên nào cần được nâng cao trình độ? Về vấn đề gì?). Đồng thời, lập kế hoạch bồi dưỡng dài hạn nhằm xác định mục tiêu và định hướng đào tạo nhân lực ( Số lượng khóa đào tạo, thời gian diễn ra, kết quả dự tính đạt được,…). Tham mưu với hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các trường sư phạm.

     Ngoài việc được tham gia các lớp tập huấn, khóa đào tạo nghiệp vụ, trong quá trình làm việc giáo viên đều phải có ý thức tự học: tham gia các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cùng đồng nghiệp, tham quan các trường bạn về cách sắp xếp, tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ,… chủ động học và tìm hiểu thêm một số kỹ năng cần thiết trong công tác giảng dạy như: các kĩ năng phòng – xử trí các bệnh và tai nạn thường gặp ở trẻ, kĩ năng ứng xử sư phạm,…


Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên chủ động xây dựng hồ sơ

     Để công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đạt hiệu quả cao, người quản lí cần phải hiểu rõ giáo viên của mình: trình độ chuyên môn, cá tính, năng lực sư phạm, sở trường trong từng hoạt động, những hạn chế và yếu kém trong công tác giảng dạy,…Bồi dưỡng giáo viên xây dựng bộ hồ sơ, giáo án là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp đánh giá năng lực, trình độ của giáo viên để từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực cho họ.

     Vd: Một số giáo viên còn yếu về năng lực soạn bài, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể:

+ Giáo viên chưa biết phương pháp soạn

+ Chưa xác định được mục đích yêu cầu bài

+ Phương pháp biện pháp để ra trong bài soạn chưa chính xác, chưa hợp lí.


Biện pháp 3: Bồi dưỡng kiến thức tổ chức các hoạt động

     Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên qua tiết dạy (dự giờ, thao giảng, kiến tập) giúp nhà quản lí đánh giá đúng năng lực, trình độ của từng giáo viên, phân loại theo nhóm để áp dụng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm giáo viên.

     Vd: Cô B dạy lớp trẻ 4-5 tuổi chưa biết cách gây hứng thú để trẻ tập trung vào bài học. Sau tiết dự giờ, cán bộ quản lí sẽ đưa ra nhận xét và phân tích cho cô B hiểu về tầm quan tọng của việc gây hứng thú cho trẻ trước khi bước vào bài học và đưa ra gợi ý hướng giải quyết vấn đề cô B đang gặp phải.


Biện pháp 4: Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn

     Một biện pháp không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên là đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn. Ngay từ khi bắt đầu năm học, người quản lí cần phân công giáo viên phù hợp với các tổ dựa theo năng lực và trình độ. Khi chọn tổ trưởng cho mỗi tổ chuyên môn cần chọn lựa những giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình năng động, có khả năng lãnh đạo để dẫn dắt và điều hành tổ.


Biện pháp 5: Bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua

+ Thi giáo viên dạy giỏi: Thông qua các hội thi giáo viên sẽ được thể hiện năng lực của bản thân, đánh giá điểm mạnh điểm yếu, rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh để nâng cao trình độ, chuyên môn trong công tác giảng dạy.

+ Làm đồ dùng sáng tạo: Tổ chức cuộc thi làm đồ dùng mầm non không chỉ giúp giáo viên nắm được phương pháp và yêu cầu bài dạy mà còn tăng tính sáng tạo, chủ động tích cực trong việc tự nâng cao năng lực, trình độ của bản thân


Biện pháp 6: Thực hiện kiểm tra, thanh tra nội bộ

     Kiểm tra, thanh tra nội bộ là chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lí nhà trường và xuyên suốt quá tình quản lí. Công tác kiểm tra, giám sát giúp đánh giá mặt mạnh, yếu của từng cá nhân trong đội ngũ để hoàn thiện tập thể. Kiểm tra định kỳ hay đột xuất nhằm nâng cao tính tự giác, chủ động của giáo viên và đảm bảo tính công bằng, khách quan.


Biện pháp 7: Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường

     Kết hợp với đoàn thể ngoài trường thực hiện tốt công tác giáo dục, chăm sóc nói chung và bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên nói riêng như: Tham mưu kịp thời với hiệu trưởng đề nghị với các cấp chính quyền địa phương, Phòng giáo dục và dào tạo hỗ trợ trang thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu đa năng,…; Huy động phụ huynh học sinh mang đồ phế thải sẵn có để giúp giáo viên sáng tạo đồ dùng, đồ chơi mầm non…

     Mỗi tháng tổ chức chuyên đề, kỹ năng phương pháp giảng dạy cho tổ chuyên môn thảo luận. Sau đó tổ chức dạy mẫu để thực hiện các chủ đề, chủ điểm nói trên. Bên cạnh đó, khảo sát lại năng lực chuyên môn của từng giáo viên thông qua dự giờ, thăm lớp. Đối với những giáo viên mới vào trường và giáo viên lớn tuổi cần có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2021 - Cập nhật : 17/03/2021