logo

Bài tập về Flo, Brom, Iot

Tổng hợp Bài tập về Flo, Brom, Iot (có đáp án) hay nhất, chi tiết, bám sát nội dung SGK Hóa học lớp 10, giúp các em ôn tập và học tốt môn Hóa.

Bài tập 1: Tính oxi hóa của Br2

A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo.

B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.

C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo.

D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.

Đáp án đúng: C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo.

Giải thích: Tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự Flo → Clo → Brom → Iot.

Bài tập 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.

B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.

C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.

D. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo.

Đáp án đúng: B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.

Bài tập 3: Trong phản ứng hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Brom đóng vai trò là

A. chất khử.

B. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

C. chất oxi hóa.

D. không là chất oxi hóa không là chất khử.

Đáp án đúng: C. chất oxi hóa

Giải thích: Số oxi hóa của brom giảm từ 0 xuống -1, do đó Br2 là chất oxi hóa.

Bài tập về Flo, Brom, Iot hay nhất

Bài tập 4: Chất có tính oxi hóa mạnh nhất trong các chất sau là: 

A. F2                                             B. Cl2

C. Br2                                           D. I2

Đáp án đúngA. F2

Giải thích: Flo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất

Bài tập 5: Phát biểu nào sau đây là sai

A. Trong tự nhiên, flo chỉ có ở dạng hợp chất.

B. Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.

C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot

D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.

Đáp án đúng: B. Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.

Giải thích: Trong hợp chất, flo chỉ thể hiện số oxi hóa là -1.

Bài tập 6: Một bình cầu đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su cắm ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một chậu thủy tinh đựng dung dich nước vôi trong có thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên?

A. Không có hiện tượng gì xảy ra.

B. Nước ở trong chậu thủy tinh phun mạnh vào bình cầu.

C. Màu hồng của dung dịch trong bình cầu biến mất.

D. B và C đúng.

Đáp án đúng: D. B và C đúng.

Bài tập 7: Khi nung nóng, iot rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là:

A. sự thăng hoa.                           B. sự bay hơi.

C. sự phân hủy.                             D. sự ngưng tụ.

Đáp án đúng: A. sự thăng hoa.                           

Giải thích: Quá trình chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi, không qua trạng thái lỏng gọi là quá trình thăng hoa.

Bài tập 8: Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

(1) 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3

(2) 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2. Phát biểu đúng là

A. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn Cl2.

B. Tính khử của Cl mạnh hơn của Br−.

C. Tính khử của Br mạnh hơn Fe2+.

D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn Fe3+.

Đáp án đúng: D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn Fe3+.

Giải thích: 

- Từ phương trình (2): 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 ta suy ra tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn Br2.

- Mặt khác từ (1): 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 nên tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn Fe3+.

Bài tập 9: Phản ứng nào sau đây là sai?

A. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.

B. Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.

C. Br2 + H2O ⇆ HBr + HBrO.

D. F2 + H2O ⇆ HF + HFO.

Đáp án đúng: D. F2 + H2O ⇆ HF + HFO.

Giải thích: Flo có tính oxi hóa rất mạnh, hơi nước có thể bốc cháy ngay khi gặp F2.

Bài tập 10: Cho các phản ứng:

(1) SiO2 + dung dịch HF →

(2) F2 + H2O to→

(3) AgBr ánh sáng→

(4) Br2 + NaI (dư) →

Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là

A. (1), (2), (3) 

B. (1), (3), (4) 

C. (2), (3), (4) 

D. (1), (2), (4)

Đáp án đúng: 

(1) SiO2 + dung dịch HF → SiF4 + 2H2O

(2) F2 + H2O to → 4HF + O2

(3) AgBr ánh sáng → 2Ag + Br2

(4) Br2 + NaI (dư) → NaBr + I2

Bài tập 11: Cho 5,965 gam hỗn hợp A gồm: NaX, NaY (X,Y là hai halogen liên tiếp, nguyên tử khối của X < Y) vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 1,435 gam kết tủa. Hai nguyên tố X, Y lần lượt là

A. F và Cl.                    B. Cl và Br.

C. Br và I.                     D. Cl và F.

Đáp án đúng: A. F và Cl.                   

Giải thích: 

Trường hợp 1: X là Flo và Y là Clo. Ta có PTHH:

Bài tập về Flo, Brom, Iot hay nhất (ảnh 2)

mNaCl = 0,01.58,5 = 0,585 < 5,965 (thỏa mãn)

Trường hợp 2: X khác F gọi X, Y là E (điều kiện: 35,5 < ME < 127). Ta có PTHH:

NaE + AgNO3 → AgE + NaNO3

Ta có số mol NaE = số mol AgE

Bài tập về Flo, Brom, Iot hay nhất (ảnh 3)

Giải PT ⇒ ME < 0 (loại).

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 25/02/2022