logo

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Tin học 11 Sách Kết nối tri thức

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Tin học 11 Sách Kết nối tri thức (2023 - 2024) bao gồm trọn bộ kì 1, kì 2 đầy đủ nhất. Bài giảng, giáo án điện tử Powerpoint được biên soạn hiện đại, trực quan, hiệu ứng đẹp mắt, cuối slide có trò chơi đi kèm tạo hứng thú học tập tốt cho học sinh, ngoài ra còn có sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức dễ hiểu nhất.

Bộ giáo án, bài giảng (hay còn gọi là kế hoạch bài dạy) do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023 - 2024 theo mẫu giáo án CV 5512 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Bài giảng điện tử Powerpoint Tin học 11 Kết nối tri thức (demo dạng ảnh)

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Tin học 11 Sách Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Tin học 11 Sách Kết nối tri thức

2. Giáo án điện tử Tin học 11 Kết nối tri thức (bản word)


Bản demo Nội dung giáo án bản word

Tin học 11 – Định hướng tin học ứng dụng

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

BÀI 1: HỆ ĐIỀU HÀNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết một số thông số cơ bản của thiết bị vào – ra thông dụng, cách kết nối với máy tinh cũng như tuỳ chỉnh được một vài chức năng cơ bản để nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu sử dụng.

- Đọc hiểu và giải thích được một số thông số cơ bản của các thiết bị số thông dụng trong các tài liệu để kết nối chúng với máy tính. 

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

- Năng lực riêng:

+ Hình thành, phát triển được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện cộng nghệ thông tin và truyền thông.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên:

+ SGK, SGV, SBT Tin học 11 Kết nối tri thức – Tin học ứng dụng

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Học sinh:

+ Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo được hứng thú và tâm thế cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.

b. Nội dung: 

- GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS về phần Khởi động.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh, cho HS tham khảo kiến thức

- Yêu cầu HS trình bày hiểu biết của mình, khái quát lại quá trình việc kết nối máy tính với các thiết bị số được thực hiện như thế nào, cần phải tuỳ chỉnh gì khi kết nối chúng với nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trình bày theo ý hiểu 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:

- Khi kết nối chúng với nhau, cần kết nối thiết bị vào và thiết bị bị ra 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các thiết bị số có thể kết nối với máy tính

a. Mục tiêu: 

+ HS nhận biết được các thiết bị số có thể kết nối với máy tính

b. Nội dung: 

- HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.27, 28, 29 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS về các khái niệm mạch logic

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu một số thiết bị vào ra – thông dụng

- GV đặt câu hỏi 

+ Hãy kể ra một số các thiết bị có thể kết nối với máy tính và nêu chức năng của nó.

- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi

1. Nêu và giải thích ý nghĩa các thông số của màn hình. 

2. Nêu và giải thích ý nghĩa các thông số của máy in. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK, khái quát lại ý chính trong bài, trả lời câu hỏi mục 1

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mời đại diện HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Chuyển sang nội dung mới.

1. Một số thiết bị vào ra - thông dụng

a. Một số thiết bị vào thông dụng

+ Bàn phím: là thiết bị thông dụng nhất để nhập dữ liệu. Bàn phím rời có thể kết nối không dây hoặc có dây với máy tính bằng cáp. Nếu nối bằng cáp thi chỉ cần cầm đúng cổng, không phải thiết lập gì thêm.

- Chuột: Trong các thiết bị chỉ định đối tượng làm việc trên màn hình (pointing device) có loại luôn gắn với máy tính như bàn cảm ứng (trackpad), bi lăn (trackball), có loại được kết nối với máy tính từ bên ngoài như chuột.

b. Thiết bị ra

+ Màn hình: là thiết bị ra phổ biến nhất Có nhiều loại màn hình sử dụng các công nghệ khác nhau như đèn chân không (CRT), tinh the long (LCD), LED hay plasma Nhưng dù dùng công nghệ gì thì chúng đều có một số thông số chung như: Kích thước, độ phân giải, tần số...

+ Máy in: là thiết bị kết nối với máy tính cũng là một thiết bị ra

* Câu hỏi:

- HĐ1: Một số các thiết bị có thể kết nối với máy tính

+ Thiết bị vào: bàn phím, chuột máy tính, máy quét, webcam, ...

+ Thiết bị ra: máy in, màn hình máy tính, tai nghe, loa, ...

 

- Câu 1: Ý nghĩa các thông số của màn hình. 

+ Kích thước: được đo bằng độ dài đường chéo màn hình, tính theo inch (1:4, 5:3..)

+ Độ phân giải: Thể hiện bởi số điểm ảnh heo chiều ngang và chiêu dọc của màn hình. 

Ví dụ: Độ phân giải Full HD: 1920 x 1080 pixel.

+ Khả năng thể hiện màu: loại đơn sắc (monochrome) chỉ có hai màu: còn loại màu 24 bit có thể thẻ hiện được khoảng 16.7 triệu sắc màu khác nhau.

+ Tần sô quét: Số lần hiển thị lại hình ảnh trong một giây.

Câu 2: Ý nghĩa các thông số của máy in

- Độ phân giải: tính bằng dpi là số điểm ảnh trên một inch theo cả hai chiều ngang/dọc tương tự như cách tạo ảnh trên màn hình. 

- Kích thước: Biểu thị kích thước giấy có thể in được. Một số loại máy in Máy in khổ giấy A4 phổ biến nhất. Các máy in phông, bạt có thể in được khổ lớn đến vài mét.

- Tốc độ in thường tính theo số trang in được trong một phút. Các máy in laser có thể in vài chục trang một phút, máy in phun có thể mất vài phút cho một trang.

- Khả năng in màu.

- Cách kết nối với máy tính..

Hoạt động 2: Cổng kết nối của máy tính

a. Mục tiêu: 

- HS biết kết nối máy tính với thiết bị số

b. Nội dung: 

- HS đọc thông tin SGK tr.29, 30, 31 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin mục 2, 

+ Xác định tên các cổng kết nối của máy tính trong Hình 5.4. 

+ Kể tên các thiết bị số có thể kết nối với máy tính

- Cho HS thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi:

+ Cách kết nối thiết bị số với máy tính có phụ thuộc vào loại thiết bị không? 

+ Em hiểu thế nào về tham số kết nối? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK mục 2 tr. 29, 30, 31 và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét

2. Kết nối máy tính với thiết bị số

a. Các cổng kết nối

+ Cổng A, B: Có tên lần lượt là cổng VGA và cổng HDMI dùng để kết nói với thiết bị ra như màn hình hoặc máy chiếu.

+ Các cổng C, D, E đều thuộc họ cổng USB. Đặc điểm chung của phương thức truyền dữ liệu USB là truyền tuần tự, đa năng. Với tốc độ được cải thiện nhanh, USB đã thay thế và giúp loại bỏ nhiều cổng khác được dùng trước đây như cổng COM, cổng Paralel dùng cho máy in, cổng PS/2 cho bàn phím và chuột.

+ Cổng F là cổng mạng. Nhiều thiết bị có thể kết nói với máy tính qua mạng. 

b. Kết nối máy tính với thiết bị số

- Nhờ cơ chế plug & play nên việc kết nối máy tính với các thiết bị số thông qua các cổng hay mạng ngày nay dễ dàng hơn nhiều. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần cắm cáp kết nối là có thể sử dụng thiết bị ngay, ví dụ chuột hay bộ nhớ ngoài (USB, ổ đĩa rời....). Trong một số trường hợp khác, cần thiết lập các tham số kết nối.

- Các thiết bị số có thể kết nối với máy tính:

+ Kết nối qua máy ảnh, bluetooth, qua màn hình trình chiếu...

Câu hỏi

Câu 1: Cách kết nối thiết bị số với máy tính có phụ thuộc vào loại thiết bị không? 

+ Cách kết nối thiết bị số với máy tính có phụ thuộc vào loại thiết bị. Vì để kết nối một thiết bị số với máy tính, cần tìm hiều tài liệu kĩ thuật để nắm được các thông số và cách kết nối.

Câu 2: Em hiểu thế nào về tham số kết nối?

+ Tham số kết nối là các thông số kỹ thuật của một cổng hoặc đầu nối kết nối bao gồm đường kính, số chân, loại kết nối và tần số hoạt động, giúp người dùng lựa chọn các phụ kiện, cáp kết nối phù hợp để đảm bảo việc kết nối giữa các thiết bị được thực hiện đúng cách và có hiệu suất tối ưu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- HS nắm kiến thức bài học, áp dụng vào thực hành giải bài tập 

b. Nội dung: 

- GV trình bày vấn đề; HS đọc và trả lời câu hỏi phần luyện tập

Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm bài tập

+ Câu 1. Thực hiện kết nối máy tính với một điện thoại thông minh qua cổng USB để lấy ảnh từ điện thoại về máy tính tương tự như Ví dụ 1. 

+ Câu 2. Thực hiện kết nối máy tính hay điện thoại di động với một tai nghe hay một loạ bluetooth theo Ví dụ 2. Sau đó hãy bật nhạc từ máy tính hay điện thoại để trải nghiệm âm nhạc phát tới thiết bị bluetooth.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành nội dung phần luyện tập theo sự HD của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mời đại diện HS trình bày bài làm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

* Luyện tập

Câu 1: 

+ Thực hiện kết nối máy tính với một điện thoại thông minh qua công USB để lấy ảnh từ điện thoại về máy tính

Câu 2: Một số thành phần chính bên trong máy tính và chức năng:

+ Thực hiện kết nối máy tính hay điện thoại di động với một tai nghe hay một loa bluetooth

 

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: 

- HS vận dụng được kiến thức vào thực tiễn

b. Nội dung:

- HS tìm hiểu câu hỏi phần vận dụng

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS thảo luận nhóm 3, yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm bài tập

1. Tìm hiểu máy quét ảnh theo các gợi ý sau: Máy quét là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Những công nghệ khác nhau để chế tạo máy quét nếu có. Các thông số của máy quét ảnh là gì?

2. Tìm hiểu máy chiếu theo các gợi ý sau: Máy chiếu là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Tìm hiểu những công nghệ khác nhau đề chế tạo máy chiếu. Các thông số của máy chiếu là gì?

3. Máy chiếu khi kết nối sẽ trở thành màn hình mở rộng của máy tính. Có thể dùng chính ti vi thông minh làm màn hình mở rộng của máy tính. Hãy tìm hiểu cách kết nối ti vi với máy tính để làm màn hình mở rộng theo gợi ý như bài Vận dụng 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và trả lời câu hỏi phần vận dụng

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mời HS trình bày bài làm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Vận dụng

 

 

1. 

- Máy quét là thiết bị vào của máy tính.

- Chức năng: quét thông tin rồi chuyển tải dữ liệu cho máy tính

- Công nghệ khác: Quét 3D là công nghệ được sử dụng để chụp hình dạng của một đối tượng bằng máy quét 3D

- Thông số máy quét ảnh: Sử dụng bộ cảm biến CCD hoặc chip CIS. 

+ CCD sử dụng một ống kính quang học, thường giống như một ống kính máy ảnh tốt, và một hệ thống gương, tập trung hình ảnh vào các tế bào CCD

+ CIS có nguồn ánh sáng LED tích hợp bên trong bộ cảm biến, không phù hợp với chức năng quét các đối tượng 3D

 

2. 

- Máy chiếu là thiết bị ra

- Chức năng: Dùng để truyền tải hình ảnh trên màn trắng sáng (còn gọi là màn chiếu) với kích thước màn hình rộng lớn và có thể tùy chỉnh theo sở thích người dùng.

- Công nghệ khác nhau để chế tạo máy chiếu: 

+ Máy chiếu LCD

- Thông số:

+ Công nghệ LCD (Liquid Crystal Display) và DLP (Digital Light Processing).

+ Độ phân giải: 

+  Độ tương phản: 2000:1

+ Độ sáng (ANSI lumen): từ 1.000 đến 5.000 lumen

+ Kích thước: 40 inch - 300 inch.

+ Tuổi thọ: 4000 giờ trở lên

3. Cách kết nối ti vi với máy tính để làm màn hình mở rộng

+ Bước 1: Nối 1 đầu dây cáp "HDMI" với cổng "HDMI" trên laptop.

+ Bước 2: Nối tiếp đầu "HDMI" còn lại vào tivi.

+ Bước 3: Trên tivi bạn sử dụng remote chọn nguồn vào của tivi là "HDMI 2" (tương ứng với cổng HDMI mà bạn đã cắm trên tivi).

+ Bước 4: Bấm tổ hợp phím Windows + P trên laptop.

icon-date
Xuất bản : 01/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023