logo

Giáo án Địa lí 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Sách Cánh Diều (2023-2024) bao gồm trọn bộ kì , kì 2 đầy đủ nhất. Giáo án điện tử bản word được biên soạn chi tiết, dễ sử dụng, thao tác tải về chỉnh sửa đơn giản với font chữ Time New Roman, ngoài ra được hướng dẫn sử dụng cũng như hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.

Bộ giáo án điện tử Địa lí 11 Cánh Diều do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023-2024 theo mẫu giáo án 5512 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Giáo án điện tử Địa lí 11 Cánh Diều (bản word)


1.1 Nội dung bản word

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

BÀI 9. EU – MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC LỚN. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

(Bộ Cánh diều)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được quy mô mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.

- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu tư liệu 

-  Vẽ được biểu đồ, nhận xét.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu các thông tin về Liên minh Châu Âu (EU)

- Năng lực đặc thù:

+ Sử dụng các công cụ địa lí: bản đồ (lược đồ) 

+ Khai thác Internet phục vụ môn học: Tìm kiếm chọn lọc được các thông tin từ các tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu

+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.

3. Về phẩm chất

+ Yêu nước, nhân ái.

+ Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với hoạt động giảng dạy của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

* Đối với giáo viên:

+ SGK, SGV, Giáo án Địa lí 11.

+ Bản đồ địa lí khu vực Châu Âu

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có)

* Đối với học sinh:

+ SGK, SBT Địa lí 11.

+ Dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về bài mới.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi về Liên minh Châu Âu

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức cũ và gợi mở về bài mới:

=> Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hoả và trình bày theo chủ đề

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trả lời các câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi lần lượt các HS trả lời các câu hỏi được GV đưa ra

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Liên minh châu Âu (EU) được xem như là một tổ chức liên kết khu vực lớn, tương đối chặt chẽ và thống nhất; là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn hàng đầu thế giới, có vị thế ngày càng cao và vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Vậy EU có quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động như thế nào? EU có vị thế ra sao trong nền kinh tế thế giới – Mời chúng ta cùng đến - Bài 9. Eu – một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

 2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu được về quy mô, mục tiêu và thể chế của hoạt động Eu với các nước trên thế giới

b) Nội dung: 

+ Đọc thông tin và quan sát hình 9.1, hãy xác định các quốc gia thuộc EU tính đến năm 2021.

+ Đọc thông tin và quan sát hình 9.2 và 9.3, hãy xác định mục tiêu và thể chế của EU?

c) Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.

d) Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 bạn lên bảng Đọc thông tin và quan sát hình 9.1 và trả lời các câu hỏi:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án điện tử Địa lí 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)

1) Hãy xác định các quốc gia thuộc EU tính đến năm 2021. 

- GV gợi ý: Tính đến năm 2019, EU có 28 quốc gia thành viên. Ngày 23-6-2016, nước Anh tiến hành trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU. Sau nhiều thỏa thuận, nước Anh đã chính thức rời khỏi EU vào ngày 31-12-2020. Vì vậy, đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên.

2) Đọc thông tin và quan sát hình 9.2 và 9.3, hãy xác định mục tiêu và thể chế của EU?

Giáo án điện tử Địa lí 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)
Giáo án điện tử Địa lí 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bản đồ Hình 9.1 và đọc các thông tin trên bản đồ.

- HS đọc thông tin SGK tr. 33, 34 – và thực hiện nhiệm vụ.

- HS thảo luận theo cặp

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên trình bày về các quốc gia thuộc EU.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang hoạt động mới.

I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU. 

1. Quy mô:

- Quá trình liên kết giữa các quốc gia châu Âu diễn ra mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 

+ Năm 1951, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu

+ Năm 1957 thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu 

+ Năm 1958 Cộng đồng Nguyên tử châu Âu. Năm 1967

=> Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức trên. 

- Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1 % diện tích và 5,7 % dân số thế giới.

2. Mục tiêu và thể chế hoạt động:

a) Mục tiêu: được cụ thể hóa theo 2 hiệp ước sau: 

* Mục tiêu của EU được mở rộng trong Điều 3 của Hiệp ước Lít-xbon:

+ Thúc đẩy sự đoàn kết, hòa bình, an ninh, tự do, công lý và hạnh phúc của công dân.

+ Thiết lập một thị trường nội khối và liên minh kinh tế, tiền tệ

+ Đặt được sự phát triển bền vững dựa trên tầng trưởng kinh tế cần bằng, có tính cạnh tranh cao và tiến bộ xã hội.

* Theo hiệp ước Ma- xtrích mục tiêu của EU là:

+ Xây dựng và phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các thành viên

+ Tăng cường hợp tác kinh tế, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại 

* Mục đích:

+ Thúc đẩy sự thống nhất châu Âu

+ Góp phần vào việc duy trì hòa bình và anh ninh thế giới    

b) Thể chế hoạt động gồm:

+ Hội đồng châu Âu

+ Nghị viện châu Âu

+ Ủy ban Liên minh châu Âu

+ Hội đồng Bộ trưởng EU

+ Ngân hàng Trung ương châu Âu

+ Tòa kiểm toán châu Âu

+ Tòa án Công lý EU

2.2  Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

a) Mục tiêu: HS phân tích vị thế của EU đối với nền kinh tế của thế giới

b) Nội dung: HS dựa vào hình 11.1 và thông tin mục II.2 – SGK tr.42-45 để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực..

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS.

d) Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu ra câu hỏi và yêu cầu HS hãy đọc thông tin mục II – SGK tr.36, 37 quan sát hình 9.4 và dựa vào bảng 9.2

 

 

 

Giáo án điện tử Địa lí 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)

+ Hãy chứng minh vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình 9.2 và đọc các thông tin trên bản đồ.

- HS đọc thông tin SGK tr.36, 37 thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, góp ý, tổng kết nội dung.

- GV chuyển sang HĐ mới.

II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

- EU là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. 

- Năm 2021, EU đóng góp khoảng 17,8 % tỉ trọng GDP của thế giới. 

- Ba nước thuộc EU là Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a.

2. Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới:

- EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn nhất thế giới. 

- Các mặt hàng EU nhập khẩu nhiều nhất là dầu mỏ khí tự nhiên, u-ra-ni-um,... 

- Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: Ôtô, máy bay, điện tử, dược phẩm,…

=> EU là một trung tâm tài chính lớn của thế giới. 

3. Trung tâm khoa học – công nghệ hàng đầu thế giới:

- Các nước EU “xây dựng Liên minh châu Âu thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới”.

- Được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp và an ninh lương thực, môi trường, biến đổi khí hậu, đổi mới và tăng trưởng.... 

+ Tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến (nano), công nghệ khoa học đời sống, điện tử vi mô, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ. 

- Những nước có tiềm lực mạnh về khoa học – công nghệ là: Cộng hoà Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển,...


1.2 Tải về giáo án bản word

>>> Click vào đây để tải về


2. Thông tin, hướng dẫn tải trọn bộ giáo án điện tử Địa lí 11 Cánh Diều

- Giáo án, bài giảng được thiết kế các Hoạt động theo PPDH mới, bám sát SGK

- Các trò chơi củng cố, khởi động nhằm giúp HS thêm hứng thú.

- Phương pháp soạn mới, hiện đại, trực quan, khoa học. 

- Giáo án, bài giảng điện tử bản word và Powerpoint đồng bộ

icon-date
Xuất bản : 24/05/2023 - Cập nhật : 19/08/2023