logo

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Ngữ văn 11 Sách Chân trời sáng tạo

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Ngữ văn 11 Sách Chân trời sáng tạo (2023 - 2024) bao gồm trọn bộ kì 1, kì 2 đầy đủ nhất. Bài giảng, giáo án điện tử Powerpoint được biên soạn hiện đại, trực quan, hiệu ứng đẹp mắt, cuối slide có trò chơi đi kèm tạo hứng thú học tập tốt cho học sinh, ngoài ra còn có sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức dễ hiểu nhất.

Bộ giáo án, bài giảng (hay còn gọi là kế hoạch bài dạy) do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023 - 2024 theo mẫu giáo án CV 5512 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Bài giảng điện tử Powerpoint Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (demo dạng ảnh)

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Ngữ văn 11 Sách Chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Ngữ văn 11 Sách Chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Ngữ văn 11 Sách Chân trời sáng tạo

2. Giáo án điện tử Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (bản word)


Bản demo Nội dung giáo án bản word

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TUỲ BÚT, TẢN VĂN)

Thời lượng: 12 tiết

I. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

- Học sinh nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

- Giải thích được nghĩa của một số từ trong văn bản.

- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ).

- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình.

- Biết yêu quý và có ý thức gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.

VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự trong tùy bút hoặc tản văn.

- Phân tích và đánh giá được cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

+ Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

+ Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

+ Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

- Biết trân trọng và giữ gìn những giá trị nhân văn gắn với văn hóa lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, SBT môn Ngữ văn 11;

- Kế hoạch dạy học, tranh ảnh về sông Hương, thành phố Huế.

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,... 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Ai đã đặt tên cho dòng sông.

b) Nội dung: Xem tranh, ảnh về sông Hương, thành phố Huế và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu thành phố Huế và dòng sông Hương.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy trình bày một số hiểu biết ngắn gọn của em về thành phố Huế? Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, dự đoán gì về nội dung của văn bản?

- GV cho HS xem tranh, ảnh về sông Hương và thành phố Huế. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem tranh, ảnh và trình bày hiểu biết của bản thân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt một số thông tin cơ bản về Huế như:

- Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

+ Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn

+ Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). 

+ Ở Huế có dòng sông Hương rất nổi tiếng, rất đẹp, vừa thơ mộng lại trữ tình.

- Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, dự đoán văn bản sẽ viết về dòng sông Hương và cảnh vật trong bức tranh.

2. Hoạt động khám phá

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản

a) Mục tiêu: HS nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm của thể loại tùy bút và đọc văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại tùy bút và đọc văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu được kiến thức liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

d)Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của thể tùy bút

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà, trả lời câu hỏi:

+ Nêu những hiểu biết của em về khái niệm cũng như đặc điểm của thể loại tùy bút và tản văn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1,2 nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thi tìm hiểu giữa các tổ về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông và đặt câu hỏi:

+ Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường?

+ Trình bày hoàn cảnh xuất xứ; bố cục và nội dung từng phần của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các tổ phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại tuỳ bút

a.    Khái niệm

- Tùy bút: thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Ở tùy bút chi tiết sự kiện chỉ là cái có là tiền đề bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức đánh giá về con người và cuộc sống. Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ.

- Tản văn: dạng văn xuôi gần với tùy bút thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật. Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

2. Đọc văn bản

a. Tác giả

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1939.

- Ông là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

- Quê quán: Quê ở Quảng Trị sống, học tập, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế.

- Ông là người có hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt nhất là sử học và địa lý, văn hóa ở Huế.

- Phong cách nghệ thuật: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất  trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

b. Tác phẩm

+ Xuất xứ: In trong tập sách cùng tên tại Huế năm 1981.

+ Vị trí: Tác phẩm gồm có 3 phần đây là đoạn trích đầu tiên.

c. Bố cục

Có thể chia bố cục như sau:

- Phần 1 (Từ đầu đến… dưới chân núi Kim Phụng): Thể hiện cái nhìn về sông Hương khi ở thượng nguồn.

- Phần 2 (Tiếp theo đến… quê hương xứ sở): Quan hệ mật thiết giữa Huế và sông Hương.

- Phần 3 (Phần còn lại): Nét đẹp của Sông Hương ở cuối nguồn.

2.2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

b) Nội dung: Sử dụng SGK để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu được kiến thức liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Nhiệm vụ 1: Vẻ đẹp dòng sông Hương với cảnh sắc thiên nhiên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

+ Hình tượng sông Hương được miêu tả dưới góc nhìn thiên nhiên hiện lên qua những góc độ nào?

- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi: 

+ Hình tượng sông Hương được miêu tả dưới góc nhìn thiên nhiên hiện lên khúc thượng nguồn?

+ Hình tượng sông Hương được miêu tả dưới góc nhìn thiên nhiên hiện lên ở vùng đồng bằng ngoại vi thành phố?

+ Hình tượng sông Hương được miêu tả dưới góc nhìn thiên nhiên hiện lên trong lòng cố đo?

+ Hình tượng sông Hương được miêu tả dưới góc nhìn thiên nhiên hiện lên ở đoạn biệt li với Huế?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Dòng sông của lịch sử và thi ca 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:

+ Trong lịch sử và trong đời thường, thi ca, sông Hương đã hiện lên với những vẻ đẹp đáng trân trọng và đáng mến. Nhà văn đã phát hiện và lí giải về những vẻ đẹp đó của Hương giang như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trả lời, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức. 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

+ Trình bày những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Vẻ đẹp dòng sông Hương với cảnh sắc thiên nhiên

- Hình tượng sông Hương được miêu tả qua những góc độ: Khúc thượng nguồn, vùng đồng bằng ngoại vi thành phố, trong lòng cố đô và ở đoạn biệt li với Huế

a. Sông Hương ở khúc thượng nguồn

+ Sông Hương “Là bản trường ca của rừng già”: vẻ đẹp oai hùng, hung bạo, trữ tình.

+ “Như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”: Vẻ đẹp hoang dại, cuồng say, phóng khoáng và tự do, trong sáng.

+ Sông Hương “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở - đẹp dịu dàng, sâu lắng”

b. Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố trước khi đến với Huế.

+ Hình ảnh sông Hương với vóc dáng mới một sức sống mới đầy khao khát lãng mạn “ sông Hương chuyển dòng một cách liên tục”

+ Từ ngã ba Tuần chảy theo hướng nam bắc, qua hòn chén

+ Chuyển qua Tây bắc vòng qua Nguyệt Biểu, Lương Quân.

+ Đột ngột vẽ một hình cung thật  tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế.

c. Hình ảnh sông Hương trong lòng cố đô.

+ Tìm về đúng hướng: Vui tươi hẳn lên giống như người con gái khi đã trải qua biết bao nhiêu chặng đường qua bao sự đổi thay, trưởng thành đã tìm đến với tình yêu, sánh đôi và quấn quýt bên người tình của mình.

+ Dòng sông uống mình chào thành phố: Uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến => một cách bộc lộ tình tứ, kín đáo, dạt dào yêu thương mãnh liệt.

d. Sông Hương ở khúc biệt li với Huế

Cảnh biệt li của dòng sông Hương với Huế:

+ “Như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở gốc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”

+ “Sông Hương trôi đi chậm, thực chậm => an ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, về sự biến đổi chóng mặt của thời gian.

2. Dòng sông của lịch sử và thi ca:

- Theo góc nhìn lịch sử: 

+ Sông Hương chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, là nơi có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc trong thời kì trung đại.

+ Thời chống Pháp: Sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ 19 với máu của các cuộc khởi nghĩa. Đi vào thơ ca Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. 

+ Thời chống Mỹ: Là dòng sông góp phần vào chiến dịch Mậu Thân. Là dòng sông chịu nhiều đau thương, mất mát

- Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.

- Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. 

+ Là vẻ đẹp mơ màng “dòng sông trắng lá cây xanh” trong thơ Tản Đà

+ Là vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát

+ Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Bà huyện Thanh Quan.

III.  Tổng kết

1. Nội dung

- Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một thi sĩ của thiên nhiên” (Lê Thị Hướng). Với những trang viết mê đắm, tài hoa, súc tích, tác giả đã thực sự làm giàu thêm cho linh hồn bức tranh thiên nhiên xứ sở.

- Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước

2. Nghệ thuật

- Thể loại bút kí

- Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa

- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa…)

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để làm các bài tập.

c) Sản phẩm học tập: Bài tập hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Nêu nhận xét của bạn về cách trả lời câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong tác phẩm.

Nhiệm vụ 2: Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ và tham gia trò chơi trả lời câu hỏi

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chơi trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét 

- Gợi ý:

Nhiệm vụ 1:

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một câu hỏi của một nhà thơ Hà Nội khi ngắm nhìn vẻ đẹp của sông Hương. Nhan đề này đã dẫn dắt người đọc tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi và ý nghĩa của dòng sông ấy. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng thể hiện niềm tự hào và biết ơn đối với những con người đã khai phá và giữ gìn, phát huy vùng đất này. Đâu mấy ai biết được nguồn gốc tường tận của con sông hay cái tên của nó. Chỉ biết có truyền thuyết kể lại rằng vì yêu quý con sông mà người dân hai bên bờ đã nấu nước của trăm loài hoa rồi đổ lại xuống đây, làm cho dòng sông luôn sạch sẽ và tỏa hương thơm nên có lẽ nhờ truyền thuyết này mà câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã được trả lời.

Nhiệm vụ 2:

Với ngòi bút tinh tế và sáng tạo, cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện xuất xắc. Sự kết hợp hài hòa giữa cách miêu tả vẻ đẹp của con sông Hương lồng ghép vào trong đó là tình yêu thương, niềm tự hào của tác giả với nó và xứ Huế đã làm cho tác phẩm có hồn và giàu tính biểu cảm hơn.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học liên hệ, mở rộng hiểu biết về văn bản Ai đã tên cho dòng sông?

b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS chọn.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi thông qua trò chơi

- HS chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Tập “Ai đã dặt tên cho dòng sông” gồm mấy bài bút kí?

A. Năm bài

B. Sáu bài

C. Bảy bài

D.  Tám bài

Câu 2: Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông gồm mấy phần?

A. Hai phần

B. Ba phần 

C. Bốn phần

D. Năm phần

Câu 3: Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? gần gũi với thể loại nào nhất?

A. Hồi kí

B. Phóng sự

C. Tùy bút

D. Truyện ngắn

Câu 4: Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết theo thể loại nào?

A. Tùy bút.
B. Kí sự

C. Hồi kí.

D. Bút kí.

Câu 5: Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?gồm mấy phần?

A. Hai phần

B. Ba phần 

C. Bốn phần

D. Năm phần

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ và tham gia trò chơi trả lời câu hỏi

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chơi trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét chốt đáp án đúng.

icon-date
Xuất bản : 01/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023