logo

ARN là thuật ngữ viết tắt của

ARN là một trong những đại phân tử sinh học giữ vai trò không thể thiếu đối với sự sống hiện nay. Nó tồn tại bên trong các tế bào của động vật, thực vật hay vi sinh vật. Vậy ARN là thuật ngữ viết tắt của? Hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhé!


1. ARN là thuật ngữ viết tắt của?

ARN là thuật ngữ viết tắt của axit ribonucleic. ARN là một đại lượng phân tử sinh học, còn được người dùng biết đến với tên gọi khác là RNA. ARN là bản sao của một đoạn ADN (tương ứng với một gen), ngoài ra ở một số virut ARN là vật chất di truyền.

Cũng giống như ADN, ARN là đại lượng phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotit. Mỗi đơn phân nucleotit được cấu tạo từ 3 thành phần đó là:

Đường ribôluzơ: C5H10O5 (còn ở ADN là đường đề oxi ribôluzơ C5H10O4).

Axit photphoric: H3PO4.

1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).

Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang.


2. Cấu trúc của ARN

Cấu trúc hóa học

ARN (axit ribonucleic) là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, P

ARN là phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân của ARN là các Nuclêôtit thuộc dạng A, U, G, X. Từ 4 loại đơn phân này, tạo nên sự đa dạng và đặc thù cho ARN.

Cấu trúc không gian

ARN trong tế bào được phân thành 3 loại chủ yếu đó là:

ARN thông tin (mARN): Có vai trò là truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

ARN vận chuyển (tARN): Thực hiện chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

ARN riboxom (rARN): Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin.

Khác với ADN, ARN chỉ có cấu trúc gồm 1 mạch đơn, để tồn tại bền vững trong không gian, các nucleotit trên mạch đơn có thể kết hợp với nhau để tạo thành cấu trúc bền vững hơn.

>>> Xem thêm: Có bao nhiêu loại phân tử ARN


3. Thành phần của ARN

arn là thuật ngữ viết tắt của

Cũng như ADN, ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. Mỗi đơn phân (nuclêôtit) được cấu tạo từ 3 thành phần sau:

–Đường ribôluzơ: C5H10O5 (còn ở ADN là đường đềôxi ribôluzơ C5H10O4).

–Axit photphoric: H3PO4.

–1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).

Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang.


4. So sánh ARN với ADN

Cấu trúc hóa học của RNA có những điểm giống với DNA, nhưng có ba điểm khác biệt cơ bản:

Không như sợi xoắn kép DNA, RNA là phân tử sợi đơn trong hầu hết các chức năng sinh học của nó và chứa chuỗi các nucleotide ngắn hơn nhiều. Tuy nhiên, RNA có thể, bằng cách bắt cặp base bổ sung, tạo thành sợi xoắn kép tự gập từ một sơn đơn, như ở trường hợp tRNA.

Trong khi "bộ khung" đường-phosphate của DNA chứa deoxyribose, thì bộ khung của RNA là phân tử ribose. Đường ribose có một nhóm hydroxyl gắn với mạch vòng pentose ở vị trí 2', trong khi ở phân tử deoxyribose không có. Nhóm hydroxyl trong bộ khung ribose làm cho RNA ít ổn định so với DNA bởi vì chúng dễ bị thủy phân hơn.

Base bổ sung của adenine trong DNA là thymine, trong khi ở RNA, nó là uracil, mà là một dạng chưa metyl hóa của thymine

Giống như DNA, hầu hết các hoạt động sinh học của RNA, bao gồm mRNA, tRNA, rRNA, snRNA, và các RNA không mã hóa khác, chứa các trình tự bổ sung cho phép một phần RNA gập lại và bắt cặp với chính nó để tạo thành sợi kép xoắn ốc. Phân tích những RNA này cho thấy chúng có dạng cấu trúc bậc cao. Không giống như DNA, không chứa một sợi xoắn kép quá dài, mà là một hệ bao gồm các sợi xoắn kép ngắn đính cùng các cấu trúc tương tự như ở protein.

Theo dạng cấu trúc này, RNA có thể trở thành các chất xúc tác (giống như enzyme. Ví dụ, khi xác định cấu trúc của ribosome—một phức hợp RNA-protein tham gia xúc tác hình thành chuỗi peptide các nhà sinh học phát hiện thấy vị trí hoạt động của nó chứa hoàn toàn của RNA


5. Phân loại và chức năng của ARN

ARN được chia thành loại khác nhau:

- ARN thông tin (mARN): có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

- ARN vận chuyển (tARN): có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

- ARN ribôxôm (rARN): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp prôtêin.

ARN cũng được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P, là đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.

Mỗi một loại ARN sẽ có một số ít tính năng riêng không liên quan gì đến nhau, đó là :

ARN thông tin : truyền đạt thông tin di truyền từ ADN ( gen cấu trúc ) tới ribôxôm .

ARN luân chuyển : luân chuyển AA tương ứng tới ribôxôm ( nơi tổng hợp protein ) .

ARN ribôxôm : thành phần cấu trúc nên ribôxôm.

----------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về ARN. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết! 

icon-date
Xuất bản : 30/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022