logo

Đơn phân cấu tạo nên axit nucleic

Sau đây là đáp án chính xác và giải thích dễ hiểu cho câu hỏi: “Đơn phân cấu tạo nên axit nucleic” cùng với những kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn


Trắc nghiệm: Đơn phân cấu tạo nên axit nucleic

A. Axit photphoric

B. Nucleotit       

C. Nucleozit 

D. Bazo nito

Trả lời:

Đáp án đúng: B nucleotit       


Kiến thức tham khảo về Axit nucleic

Đơn phân cấu tạo nên axit nucleic

1. Axit đêôxiribônuclêic - (ADN)

a. Cấu tạo hóa học của ADN 

ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit cấu tạo gồm 3 thành phần :

1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X) .

1 gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4)

1 gốc Axit photphoric (H3PO4)

Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit theo tên của bazo nito.

Nucleotit liền nhau liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phospho dieste) để tạo nên chuỗi polinucleotit.

Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4) của nucleotit này với gốc axit photphoric (H3PO4) của nucleotit khác .

b. Cấu trúc không gian

- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

Chức năng của ADN

- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Xem thêm:

>>> Sơ đồ tư duy Axit nucleic


2. Axit ribônuclêic - ARN

* Khái niệm.

- ARN được cấu tạo từ các nucleotit (có 3 loại: mARN, tARN, rARN)

- Có trong nhân, nhiễm sắc thể, ty thể, lạp thể, đặc biệt có nhiều trong ribôsôm

- Trong ARN thường có nhiều base nitơ chiếm tỉ lệ 8-10%

- Hầu hết đều có cấu trúc bậc một (trừ mARN ở đoạn đầu).

* Cấu trúc.

a. Thành phần cấu tạo.

- Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau tạo thành.

- Có cấu tạo từ các nguyên tố hoá học: C, H, O, N, P.

b. Cấu trúc đơn phân (nuclêôtit)

Một đơn phân (nuclêôtit) được cấu tạo bởi 3 thành phần:

- Đường ribôz: C5H10O5

- Axit phốtphoric: H3PO4

- Bazơ nitric gồm 2 loại chính: purin và pirimidin

+ Purin: Nucleotit có kích thước lớn hơn gồm A (Adenin) và G (Guanin)

+ Pirimidin: Nucleotit có kích thước nhỏ hơn gồm U (uraxin) và X (Xitozin)

Sự tạo thành mạch giống như ADN

Các loại ARN và chức năng

Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN  thực hiện các chức năng khác nhau.

mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có

Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN

Mã mở đầu : Tín hiệu khởi đầu phiên mã

Các codon mã hóa axit amin: 

Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã

tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .

rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.


3. Trắc nghiệm

Câu 1: Khi nói về chuỗi polinucleotit, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nhiều nucleotit liên kết lại với nhau theo một chiều nhất định

B. Nhiều axit amin liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định

C. Nhiều bazo nito liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định

D. Nhiều phân tử axit nucleotit liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định

Câu 2: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng:

A. Liên kết phốtphodieste

B. Liên kết hidro

C. Liên kết glicozo

D. Liên kết peptit

Câu 3: Ở 0C tế bào chết do

A. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường không thực hiện được

B. Nước trong tế bào đóng băng, phá hủy cấu trúc tế bào

C. Liên kết hidro giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kế hợp với phân tử các chất khác

D. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào không được thực hiện

Câu 4: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa

A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN

B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN

C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN

D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN

Câu 5: Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc đa phân

B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân

C. Nguyên tắc bổ sung

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân

Câu 6: Cho các nhận định sau về phân tử ADN. Nhận định nào sai?

A. Có 3 loại phân tử ARN là: mARN, tARN, rARN

B. Phân tử tARN có cấu trúc với 3 thùy giúp liên kết với mARN và riboxom để thực hiện việc giải mã

C. Sau quá trình tổng hợp protein, các loại phân tử ARN được lưu giữ trong tế bào

D. Các loại ARN đều được tổng hợp từ mạch khuôn của gen trên phân tử ADN

Câu 7: Một đoạn phân tử ADN có 1500 nucleotit. Trong đó, số nucleotit loại A chiếm 10%. Chiều dài và số liên kết hidro của đoạn ADN đó là

A. 2550 Ǻ và 2100 liên kết hidro

B. 2000 Ǻ và 1800 liên kết hidro

C. 2150 Ǻ và 1200 liên kết hidro

D. 2100 Ǻ và 1750 liên kết hidro

Câu 8: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N

B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào

C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung

D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Câu 9: Chức năng của phân tử tARN là

A. Cấu tạo nên riboxom  

B. Vận chuyển axit amin

C. Bảo quản thông tin di truyền  

D. Vận chuyển các chất qua màng

Câu 10: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do

A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X)

B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân

C. Các bazo nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro

D. Hai bazo nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazo nito có kích thước lớn liên kết với nhau

icon-date
Xuất bản : 07/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022