logo

Cấu trúc của Timin khác với Uraxin về

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Cấu trúc của Timin khác với Uraxin về” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Cấu trúc của Timin khác với Uraxin về:

A. Loại đường và loại bazo nito

B. Loại đường và loại axit phôtphoric

C. Liên kết giữa axit phôtphoric với đường

D. Liên kết giữa đường với bazo nito

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Loại đường và loại bazo nito

Cấu trúc của timin khác với uraxin về loại đường và loại bazo nito.


Kiến thức tham khảo về Axit nucleic


1. ADN

a) Cấu tạo hóa học của ADN  

ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit cấu tạo gồm 3 thành phần : 

- 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X) . 

- 1 gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4)

- 1 gốc Axit photphoric (H3PO4)

Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit theo tên của bazo nito. 

[ĐÚNG NHẤT] Cấu trúc của Timin khác với Uraxin về

Nucleotit liền nhau liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phospho dieste) để tạo nên chuỗi polinucleotit.

Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4C5H10O4) của nucleotit này với gốc axit photphoric (H3PO4H3PO4) của nucleotit khác .

b) Cấu trúc không gian của ADN

- ADN có 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.

- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.

- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.

- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit,

- Đường kính vòng xoắn là 20A0.

c) Chức năng của ADN

- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.


2. ARN

a) Cấu tạo hóa học của ARN 

Tương tự như phân tử AND thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.

Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần: 

- 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X)  khác ở phân tử ADN là không có T   

- 1 gốc đường  ribolozo (C5H12O5 ), ở ADN có gốc đường  đêoxiribôz (C5H10O4 )

- 1 gốc axit photphoric (H3PO4).

ARN có cấu trúc gồm một  chuỗi  poliribonucleotit . Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.

Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa gốc(H3PO4H3PO4)của ribonucleotit này với gốc đường ribolozo của ribonucleotit kia tạo thành  chuỗi poliribonucleotit. 

b) Phân loại

Có 3 loại ARN:

+ mARN: Cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng

+ tARN: Có cấu trúc với 3 thuỳ giúp liên kết với mARN.

+ rARN: Cấu trúc một mạch nhưng nhiều vùng các nucleotit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vung xoắn kép cục bộ.

c) Cấu trúc và chức năng của các loại ARN

ARN thông tin (mARN)

- Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi pôliribônuclêôtit.

- Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.

ARN vận chuyển (tARN)

- Có cấu trúc với 3 thùy, 1 thùy mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết axit amin → giúp liên kết với mARN và ribôxôm.

- Vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.

ARN ribôxôm (rARN)

- Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn cục bộ.

- Cùng prôtêin tạo nên ribôxôm. Là nơi tổng hợp prôtêin.


3. Bài tập liên quan đến ADN

a) Tính số lượng các loại nucleotit trong phân tử ADN

 Theo nguyên tắc bổ sung ta có : A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro và G liên kết với X bằng 3 liên kết H 

→ A = T; G = X  

→  %A = %T; %G = %X.

→ %A + %G = %T + %X = 50%.

→ N = A + T + G + X = 2 A + 2 G = 2 T + 2 X

b) Tính chiều dài gen

     L = N×3.42 → N = 2L3,4  

c) Tính số chu kì xoắn

C = N/20 → N = C x 20

d) Tính số liên kết hiđrô của gen

H = 2 A + 3 G ( lk)

e) Tính khối lượng phân tử ADN (gen)

MADN = N × 300 → N = M300

f) Tính số liên kết phôtphođieste

Trong phân tử ADN: liên kết  phôtphođieste gồm có liên kết giữa các gốc đường và gốc axit của cùng một nucleotit và liên kết cộng hóa trị giữa hai nucleotit.

+ Số lượng liên kết hóa trị giữa các nucleotit: HT = N - 2.

+ Số lượng liên kết  giữa các gốc đường và gốc axit trong mỗi nucleotit = N

→ Tổng số liên kết phôtphođieste của ADN:   N + (N - 2) = 2 N - 2

icon-date
Xuất bản : 20/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022