logo

Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

DNA là một polymer dài cấu tạo bởi các đơn phân nucleotide lặp lại. Cấu trúc DNA của mọi loài là động không phải là tĩnh. DNA thường không là một chuỗi đơn lẻ, mà thay vào đó là cặp chuỗi liên kết chặt chẽ với nhau. Hai mạch dài này quấn gắn kết với nhau. Bạn có biết Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Vậy đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên? Cùng Toploigiai đi tìm câu trả lời nhé!


Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

A. Nguyên tắc bổ sung của ADN

B. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Có 2 mạch song song và ngược chiều nhau

D. Có nhiều liên kết H2 và cộng hóa trị nên ADN rất bền vững

Trả lời

Đáp án đúng: A. Nguyên tắc bổ sung của ADN

Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Theo em, đặc điểm về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên là nguyên tắc bổ sung của AND


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án A

- Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các nuclêôtit trên phân tử ADN là vì: Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung:

+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô

+ G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô

- Vì vậy, khi có sự hư hỏng (đột biến) ở một mạch thì mạch còn lại sẽ được dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị hư hỏng dưới sự tác động của enzim.

Như vậy trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Theo em, đặc điểm về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên là nguyên tắc bổ sung của AND

>>> Tham khảo: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn mạch mới tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do?

Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về ADN 

Câu 1: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc ADN là?

A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G

B. A liên kết với X, G liên kết với T

C. A liên kết với U, G liên kết với X

D. A liên kết với T, G liên kết với X

Đáp án đúng: D. A liên kết với T, G liên kết với X

Câu 2: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:

A. Là một bào quan trong tế bào

B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật

C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án đúng: C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn

Câu 3: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

1. Do NTBS, trong 1 phân tử ADN hay gen, tổng của hai loại nucleotit không bổ sung luôn luôn bằng số nucleotit của một mạch đơn.

2. Các gen nằm trên một phân tử ADN đều có tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit giống nhau.

3. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho một trong hai ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới.

4. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho hai ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ.

5. Nguyên tắc bán bảo tồn giúp cho ADN con có một mạch khuôn của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

6. Chính sự tự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

A. 1.   

B. 2.    

C. 3.    

D. 4.

Đáp án đúng: D. 4.

Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3'→5'.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5'→3'.

Đáp án đúng: A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'.

Câu 5: Trên mạch thứ nhất của một gen có A1= 200, T1= 300, G1= 400, X1= 500. Số nuclêôtit từng loại của gen là

A. A = T = 250; G = X = 450.

B. A = T = 500; G = X = 900.

C. A = T = 750; G = X = 1350.

D. A = T = G = X = 1400.

Đáp án đúng: B. A= T= 500; G= X= 900.

--------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên? Bài viết đã giải thích chi tiết và kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm về ADN giúp bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! 

icon-date
Xuất bản : 06/09/2022 - Cập nhật : 21/11/2022