logo

Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong?

Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN. Một mạch của vùng xoắn kép cục bộ trên một phân tử ARN có trình tự các nuclêôtit: 5’-AXGGXXAAG-3’ sẽ có mạch pôlinuclêôtit bổ sung là 3’-UGXXGGUUX-5’.


Câu hỏi: Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong

A. mARN và tARN

B. tARN và rARN

C. mARN và rARN

D. ADN

Đáp án: B. tARN và rARN

Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN.

>>> Tham khảo: mARN được tổng hợp sau phiên mã có chiều như thế nào?


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B

ADN là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của các sinh vật và nhiều loài virus. Đây là từ viết tắt thuật ngữ tiếng Anh deoxyribonucleic acid, theo tiếng Việt gọi là acid deoxyribonucleic (nguồn gốc từ tiếng Pháp: acide désoxyribonucléique, viết tắt: ADN).

Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong

Tương tự như phân tử ADN thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit. Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần:

- 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X)  khác ở phân tử ADN  là không có T  

- 1 gốc đường  ribolozo (C5H12O5C5H12O5 ), ở ADN có gốc đường  đêoxiribôz(C5H10O4C5H10O4 )

- 1 gốc axit photphoric (H3PO4H3PO4).

ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit. Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.

Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa gốc (H3PO4H3PO4) của ribonucleotit này với gốc đường ribolozo của ribonucleotit kia tạo thành  chuỗi poliribonucleotit.

Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN. Trong 3 loại ARN, mARN có dạng mạch thẳng không có vùng xoắn kép cục bộ; tARN và rARN có các vùng xoắn kép cục bộ tạo nên cấu hình đặc trưng cho từng loại ARN.

Vậy, đáp án B là đúng.

>>> Tham khảo: Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong Riboxom là?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Axit nucleic

Câu 1: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng:

 A. Liên kết phốtphodieste

 B. Liên kết hidro

 C. Liên kết glicoz

 D. Liên kết peptit

Đáp án: A. Liên kết phốtphodieste

Câu 2: Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?

 A. C, H, O, N, P

 B. C, H, O, P, K

 C. C, H, O, S

 D. C, H, O, S

Đáp án:  A. C, H, O, N, P

Câu 3: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa

A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN

B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN

C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN

D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử AND

Đáp án: A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN

Câu 4: Axit nucleic cấu tọa theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc đa phân

B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân

C. Nguyên tắc bổ sung

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân

Đáp án: A. Nguyên tắc đa phân

Câu 5: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N

B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào

C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung

D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Đáp án: D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

-----------------------------

Vừa rồi Toploigiai đã giải đáp câu hỏi về Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN và cung cấp thêm kiến thức về sinh học. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc bạn đạt kết quả cao! 

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 21/11/2022