Andehit là gì? Công thức và tính chất hóa học, vật lý của andehit ra sao? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu kĩ hơn về Andehit để mở rộng hành trang tri thức của mình nhé.
Andehit là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết với gốc hiđrocacbon, với H hoặc với nhau, công thức của Andehit là CxHyOz. Trong tất cả các Andehit thì chỉ có HCHO, CH3CHO là chất khí, các anđehit còn lại đều là chất lỏng. Anđehit có nhiệt độ sôi thấp hơn Ancol... Andehit có phản ứng cộng hiđro, phản ứng oxi hóa, phản ứng với AgNO3/NH3 (Phản ứng tráng bạc), phản ứng với Cu(OH)2, phản ứng với Br2
CxHyOz (trong đó x, y, z là các số nguyên dương và y là số chẵn thỏa mãn điều kiện 2 ≤ y ≤ 2x + 2 – 2z và z ≤ x): Công thức này thường dùng để viết phản ứng cháy.
CxHy(CHO)z hay R(CHO)z: Công thức này thường được dùng để viết phản ứng xảy ra ở nhóm CHO.
CnH2n+2-2k-z(CHO)z (k = số liên kết p + số vòng): Công thức này thường được dùng khi viết phản ứng cộng H2 hay cộng Br2…
>>> Xem thêm: Poli phenol fomandehit công thức?
- Dựa trên đặc điểm cấu tạo của gốc hdrocacbon có thể chia thành:
Anđehit no
Anđehit không no
Anđehit thơm
- Nếu dựa vào nhóm –CHO, ta có:
Andehit đơn chức
Andehit đa chức
a) Tên thay thế
– Tên thay thế = Tên hiđrocacbon tương ứng + al
b) Tên thường
– Tên thường = Anđehit + Tên axit tương ứng
Tên axit (thay hậu tố “ic” bằng “anđehit”)
* Chú ý: Dung dịch HCHO 37% → 40% gọi là: Fomalin hay fomon.
c. Nhận biết andehit
- Để nhận biết anđehit ta dùng dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng nhẹ.
- Hiện tượng: Xuất hiện lớp bạc sáng như gương bám vào thành ống nghiệm.
- Phương trình hóa học tổng quát phản ứng tráng gương (tráng bạc) của của anđehit:
- Một số phương trình hóa học minh họa:
Đối với HCHO
- Ở đk thường, các anđehit đầu dãy là các chất khí (HCHO, CH3CHO ) và tan rất tốt trong nước. Các anđehit tiếp theo là các chất lỏng hoặc rắn, độ tan giảm khi phân tử khối tăng.
– Nhiệt độ sôi của anđehit thấp hơn của rượu tương ứng vì giữa các phân tử anđehit không có liên kết hidro.
- Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (37 - 40%) được gọi là fomalin.
Andehit tác dụng với hiđro (andehit + H2)
R(CHO)x + xH2 R(CH2OH)x
* Chú ý: Trong phản ứng của anđehit với H2: Nếu gốc R có các liên kết pi thì H2 cộng vào cả các liên kết pi đó. Phản ứng với H2 chứng tỏ anđehit có tính oxi hóa.
Phản ứng oxi hóa
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn:
Khi bị đốt cháy mà nCO2 = nH2O thì Anđehit đó thuộc loại no, đơn chức hoặc mạch hở.
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:
Phản ứng tráng gương
– Phản ứng tráng gương còn được gọi là phản ứng tráng bạc. Đây là loại phản ứng đặc trưng của anđehit. Đặc trưng của phản ứng tráng gương là tính khử. Khi nhóm chức anđehit khi công dụng với AgNO3 hoặc Ag2O trong môi trường tự nhiên NH3 tạo ra Ag .
HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH –> (NH4)2CO3 + 2Ag(kết tủa) + 2NH3(khí) + H2O
Tác dụng với kali pemanganat và brom
Hợp chất rất dễ bị oxi hóa, khả năng làm mất màu nước brom cùng dung dịch kali pemanganat và bị oxi hóa thành axit cacboxylic:
RCH = O + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr
Riêng đối với HCHO sẽ xảy ra phản ứng:
HCH=O + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr
Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao (andehit + Cu(OH)2)
R(CHO)x + 2xCu(OH)2↓ xanh → R(COOH)x + xCu2O↓ đỏ gạch + 2xH2O
→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anđehit.
* Chú ý: Phản ứng với Cu(OH)2 thường được thực hiện trong môi trường kiềm nên có thể viết phản ứng dưới dạng:
R(CHO)x + 2xCu(OH)2 + xNaOH → R(COONa)x + xCu2O + 3xH2O
HCOOH, HCOOR, HCOOM, glucozơ, fructozơ, mantozơ cũng có phản ứng này.