logo

Âm mưu xâm lược đại việt của Mông Cổ?

icon_facebook

Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược, thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. Âm mưu xâm lược đại việt của Mông Cổ là Mông Cổ tiến quân xâm lược Đại Việt. Thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.


Câu hỏi: Âm mưu xâm lược đại việt của Mông Cổ?

Trả lời:

* Âm mưu:

- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu.

- Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công vào nước Nam Tống (ở phía Nam Trung Quốc), nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc.

- Để đạt được tham vọng đó, Mông Cổ tiến quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để phối hợp với các cánh quân từ phía bắc xuống. Thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.

Âm mưu xâm lược đại việt của Mông Cổ?

* Hành động: 

+ Trước khi kéo quân vào xâm lược, tướng Mông Cổ cho sứ giả đưa thư để đe dọa và dụ hàng vua Trần. Ba lần sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục.

Cuối năm 1257 khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ sẵn sàng đánh giặc.

Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến hành xâm lược nước ta.

Do thế giặc mạnh vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng. Triều đình tạm rời kinh thành Thăng Long xuôi về vùng Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).

Quân Mông Cổ điên cuồng tàn phá kinh thành, lùng bắt giết hại những người còn sót lại. Đóng giữ kinh thành chưa đầy một tháng quân Mông Cổ lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng.

Năm được thời cơ quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đồn Bộ Đầu, ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ thua trận phải rời khỏi Thăng Long.


Kiến thức tham khảo về Mông Cổ


Giới thiệu về Mông Cổ

Mông Cổ là đất nước trải dài từ Trung Á sang Đông Á. Phía Bắc nước này giáp với Nga, 3 phía còn lại được bao tròn bởi Trung Quốc. Mông Cổ không có biên giới chung với Kazakhstan, nhưng điểm cực Tây của đất nước này chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38km, nên khi nhìn trên bản đồ sẽ rất nhiều người nhầm lẫn là hai nước giáp nhau. Diện tích của Mông Cổ khá rộng với hơn 1.500.000  km2, thế nhưng dân số nước này chỉ có 3,3 triệu người, vì vậy, Mông Cổ có mật độ dân số thấp nhất thế giới.

Thủ đô Ulan Bator có vị trí biệt lập, nằm ở độ cao 1.350m (4.430 ft) so với mực nước biển, hơi lệch về phía Đông ở miền Trung Mông Cổ và nằm bên sông Tuul, một phụ lưu của sông Selenge, thuộc một thung lũng nằm tại chân núi Bogd Khan. Dù có quỹ đất rộng nhưng 45% dân số Mông Cổ lại sinh sống tại Thủ đô Ulan Bator.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, rằng đất nước Mông Cổ chỉ có sa mạc và thảo nguyên xanh, với người dân cưỡi ngựa, thì Ulan Bator là một thành phố rất hiện đại, những tòa nhà cao tầng, xe cộ tấp nập. Đây cũng là nơi nằm trong TOP những thủ đô lạnh nhất thế giới, khi mùa đông có thể lạnh đến - 40 độ C. Đất nước này có vô vàn những điều thú vị và bí ẩn mà không phải ai cũng biết.


Những điều thú vị về Mông Cổ

Dân số thưa thớt nhất thế giới

Với tổng diện tích 1.564.116 km2, Mông Cổ nhỏ hơn tiểu bang Alaska của Mỹ. Với mật độ 4 người/1 dặm vuông, đất nước Mông Cổ hiện là quốc gia có mật độ dân số thưa thớt nhất thế giới.

Thủ đô Ulaanbaatar - nơi lạnh nhất thế giới

Thành phố Ulaanbaatar: Ulaanbaatar (hay còn gọi là Ulan Bator), nằm cạnh bờ sông Tuul, là thủ đô và là thành phố lớn nhất Mông Cổ. Ulaanbaatar có thể là thành phố lạnh nhất trên thế giới. Du khách có thể tham quan khu mua sắm sang trọng gần quảng trường Sukhbaatar, chiêm ngưỡng tòa tháp Blue Skype cao nhất nước và nghỉ ngơi tại khách sạn Shangri-La có tới 290 phòng. Khách sạn này vừa được khai trương hồi tháng 6 năm nay nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm khách sạn sang trọng trong thành phố.

Thủ đô Ulaanbaatar (Ulan Bator), nằm cạnh bờ sông Tuul, là thành phố lớn nhất Mông Cổ và là thành phố lạnh nhất trên thế giới. Trước khi trở thành tên gọi Ulaanbaatar, thành phố này được biết đến với tên gọi Urga. 

Truyền thống văn hóa cưỡi ngựa, bắn cung

Bạn đã từng thán phục hình ảnh đất nước Mông Cổ hiện lên trong bộ phim “Thành Cát Tư Hãn”. Những chiến binh cưỡi ngựa điêu luyện và biết điều khiển đại bàng. Những điều đó không chỉ có trên phim đâu nhé, đến nay ở đất nước này. Người ta vẫn còn duy trì nét văn hóa biết cưỡi ngựa, bắn cung và điều khiển chim đại bàng – còn được gọi là “thủ lĩnh bầu trời” ở Mông Cổ. Các trẻ em sống trên vùng thảo nguyên vào khoảng 14-15 tuổi sẽ được những người đàn ông lớn tuổi hơn trong gia đình truyền lại cách điều khiển ngựa và tập cách bắn cung.

Ở Mông Cổ, người ta vẫn còn duy trì nét văn hóa biết cưỡi ngựa, bắn cung và điều khiển chim đại bàng – còn được gọi là “thủ lĩnh bầu trời” ở Mông Cổ. Các trẻ em sống trên vùng thảo nguyên vào khoảng 14-15 tuổi sẽ được những người đàn ông lớn tuổi hơn trong gia đình truyền lại cách điều khiển ngựa và tập cách bắn cung.

Cuộc sống du mục từ xa xưa

Mông Cổ hiện tại được tách biệt thành hai vùng, một thành phố hiện đại mọc lên cạnh bờ đông nước này là Ulaanbaatar và vùng du mục rộng lớn ở phía Tây Nam. Những đồng cỏ mênh mông đó là nơi sinh sống của những người du mục từ xa xưa đến nay và cũng là nơi họ chăn thả gia súc và định canh.

Mông Cổ hiện tại được tách biệt thành hai vùng, một thành phố hiện đại mọc lên cạnh bờ đông nước này là Ulaanbaatar và vùng du mục rộng lớn ở phía Tây Nam. Những đồng cỏ mênh mông đó là nơi sinh sống của những người du mục từ xa xưa đến nay và cũng là nơi họ chăn thả gia súc và định canh.

Sa mạc Gobi - trái tim của đất nước

Sẽ thật uổng phí nếu bạn không đến Mông Cổ một lần trong đời. Hãy một lần ghé thăm sa mạc Gobi – “trái tim” của đất nước này trên lưng lạc đà và cảm nhận sự khác biệt. Một vùng trời bao la được mở ra ngay trước mắt bạn với những thay đổi màu sắc dưới ánh nắng ở nơi đây. Do sự xen lẫn của các đồng bằng nên Gobi bị phân hóa thành nhiều khu vực nhỏ, du khách không cần lo sợ mình sẽ lạc trong “biển sa mạc” đầy nguy hiểm đâu. Nguồn : https://bloganchoi.com/mong-co-dat-nuoc-du-muc-trong-huyen-thoai/ 
Sa mạc Gobi – “trái tim” của đất nước Mông Cổ. Một vùng trời bao la được mở ra ngay trước mắt với những thay đổi màu sắc dưới ánh nắng ở nơi đây. Do sự xen lẫn của các đồng bằng nên Gobi bị phân hóa thành nhiều khu vực nhỏ, du khách không cần lo sợ mình sẽ lạc trong “biển sa mạc” đầy nguy hiểm.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 02/12/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads