logo

Ai là người sáng lập ra nhà Lý

icon_facebook

Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc. Lý Công Uẩn là người sáng lập ra nhà Lý


Trắc nghiệm: Ai là người sáng lập ra nhà Lý

A. Lý Anh Tông 

B. Lý Công Uẩn 

C. Lý Nhân Tông

D. Lý Thánh Tông 

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Lý Công Uẩn 

Lý Công Uẩn là người sáng lập ra nhà Lý


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B

Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.

Ai là người sáng lập ra nhà Lý

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Sự thành lập nhà Lý

- Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập - Lý Thái Tổ.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay).

- Thăng Long có vị trí thuận lợi cho việc dời đô. Thăng Long là đô thị phồn vinh gồm hoàng cung và phố chợ.

Ai là người sáng lập ra nhà Lý
Chiếu dời đô

- Năm 1054 nhà Lý đổi tên là Đại Việt.

- Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

- Giúp vua có các đại thần, bên dưới là các quan văn võ, đây là chính quyền quân chủ. Cử con cháu công thần giữ chức vụ quan trọng.

Ai là người sáng lập ra nhà Lý

- Hai bên thềm cung điện vua Lý treo chuông lớn, cho phép dân có gì oan ức thì đánh chuông xin vua xét xử.

- Hoàng tử được nối ngôi, vua cho ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân.

- Cả nước chia thành 24 lộ phủ, có chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ phủ có huyện và hương (Đinh - Tiền Lê là 10 lộ). Công việc ở lộ phủ giao cho cho các con cháu nhà vua hay các đại thần cai quản.

>>> Xem thêm: Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?


2. Luật pháp và quân đội nhà Lý

a. Luật pháp:

- Năm 1042, ban hành bộ luật Hình thư.

- Luật pháp quy định chặt chẽ:

+ Bảo việc bảo vệ vua, cung điện, xem trong bảo vệ của công và tài sản cá nhân.

+ Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp.

+ Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội.

b. Quân đội:

- Gồm cấm quân và quân địa phương.

+ Cấm quân: Tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh trọng cả nước. Bảo vệ vua và kinh thành.

+ Quân địa phương: Tuyển chọn trong số những thanh niên trai tráng ở các làng xã canh phòng ở các lộ phủ. Hàng năm, chia thành phiên thay nhau đi luyện tập và về quê sản xuất. Khi có chiến tranh sẽ tham gia chiến đấu.

- Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.

- Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”.

c. Đối ngoại:

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống.

+ Dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa.

+ Gả công chúa, ban chức tước cho tù trưởng. Trấn áp tù trưởng nổi loạn.


3. Bài tập vận dụng bổ sung kiến thức về nhà Lý

Câu 1: Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?

Tình hình đất nước thế kỉ XI đã vững mạnh, nền kinh tế phát triển. Kinh đô Hoa Lư ( Ninh Bình) xa và hẻo lánh, trang khi đó Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn: Vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Chiếu dời đô – Đại Việt sử kí toàn thư).

Câu 2: Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì:

- Nhà Lý muốn tập trung quyền lực vào tay để ổn định và củng cố chính quyền, những người thân cận là những người có thể tin tưởng giao phó.

- Giáo dục thời nhà Lý chưa phát triển, việc tuyển chọn nhân tài còn khó khăn.

Câu 3: Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?

A. 1008 

B. 1009 

C. 1010 

D. 1011

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, triều thần nhà Lê tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý được thành lập.

Câu 4: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.

C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.

D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: 

Nhà Lý cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kép trong nông nghiệp, phát triển sản xuất.

Câu 5: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.

B. Gả các công chúa và phong tước cho các tù trưởng miền núi.

C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Đáp án: B

Giải thích: 

Đối với vùng biên viễn vua lý gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi để kết thân với các từ trưởng miền núi và củng cố khối đoàn kết dân tộc.

Câu 6: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là:

A. Hoàng Việt luật lệ

B. Luật Hồng Đức

C. Hình luật

D. Hình thư

Đáp án: D

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 26/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads