logo

Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào đặt niên hiệu là gì?

icon_facebook

Năm Canh Thìn 980 Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Vua đánh tan quân Tống, giữ yên bờ cõi, chinh phạt Chiêm Thành từng bước khẳng định chủ quyền đất nước dân tộc, cho đúc tiền Thiên Phú chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giao thông, thương mại.


Trắc nghiệm: Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào đặt niên hiệu là gì?

A. Năm 980. Niên hiệu Thái Bình

B. Năm 979. Niên hiệu Hưng Thống

C. Năm 980. Niên hiệu Thiên Phúc

D. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Năm 980. Niên hiệu Thiên Phúc


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C

Năm Canh Thìn 980 Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Vua đánh tan quân Tống, giữ yên bờ cõi, chinh phạt Chiêm Thành từng bước khẳng định chủ quyền đất nước dân tộc, cho đúc tiền Thiên Phú chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giao thông, thương mại.


Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi 


1. Khám phá tiểu sử vua Lê Đại Hành

Lê Đại Hành (941 – 1005), húy là Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt 24 năm, băng hà tại điện Trường Xuân, Hoa Lư, thọ 65 tuổi.

Gia đình của Lê Đại Hành rất nghèo khó, cha ông là Lê Mịch và mẹ ông là Đặng Thị Sen.

Về quê hương thật sự của ông đến nay các nhà sử học chưa có kết luận chính xác là Hà Nam, Ninh Bình hay Thanh Hóa.

Bởi lẽ Việt sử lược ghi rằng Lê Đại Hành là người Trường Châu – vùng đất Ninh Bình, Đại Việt sử ký toàn thư lại nêu ông là người Ái Châu tuy nhiên nhà sử học Trần Quốc Vượng cho ý kiến rằng Lê Đại Hành sinh ra tại Hà Nam song song nhận định của Hà Nam Ninh rằng quê nội của Lê Đại Hành ở Thanh Liêm – Hà Nam,…

Tại Hội thảo khoa học diễn ra năm 1981 tồn tại nhiều vấn đề chung của thế kỷ X, về thân thế, quê hương và sự nghiệp của Lê Đại Hành dần dần được giải quyết.     

Lê Đại Hành có tất cả 5 Hoàng hậu với 11 người con trai và 1 người con nuôi và mọi người con trai của ông đều được phong vương.


2. Lê Hoàn lên ngôi vua

Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào đặt niên hiệu là gì?

Lê Hoàn sinh năm 941 ở sách Khả Lập, nay là xã Trung Lạp (Thọ Xuân, Thanh Hóa).

Sau khi mồ côi cả cha lẫn mẹ, Lê Hoàn được một người họ Lê ở làng Mía (nay thuộc xã Xuân Tân, Thọ Xuân) nhận làm con nuôi. Đến tuổi trưởng thành, đất nước đang loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn trở thành một dũng tướng có tài cầm quân được Đinh Bộ Lĩnh tin tưởng. Ông làm quan nhà Đinh đến chức Thập Đạo tướng quân.

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi. Trước nguy cơ đất nước bị nhà Tống xâm lược, các quân sĩ và Dương Thái hậu đồng tình cho Lê Hoàn lên làm vua thay thế vị vua quá nhỏ tuổi.

Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, mở đầu vương triều Tiền Lê và bắt đầu tổ chức chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Khi đó, vua 39 tuổi.

>>> Xem thêm: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?


3. Các chính sách thời vua Lê Hoàn

Dưới thời Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý (980 - 1054), Nhà nước Đại Cồ Việt tiếp tục phát triển về mọi mặt; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được củng cố vững chắc.

Về tổ chức bộ máy Nhà nước:

Chính quyền trung ương thời Tiền Lê được giữ nguyên như thời Đinh, vua nắm mọi quyền hành cả dân sự lẫn quân sự; dưới vua là các chức quan văn, võ, hầu hết là những người có công phò tá nhà vua lên ngôi. Vua Lê Hoàn (tức Lê Đại Hành) vẫn đóng đô ở Hoa Lư; năm 984, cho xây dựng nhiều cung điện với quy mô to lớn hơn. Năm 1006, Lê Long Đĩnh cho sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn, võ và tăng đạo theo đúng như chế độ của nhà Tống. Chế độ phong tước và cấp thái ấp dưới thời Tiền Lê được thực hiện quy củ hơn trước. Thái tử được phong tước Đại vương, còn các hoàng tử đều được phong tước Vương và được chia đất để cai trị.

Chính quyền địa phương đầu thời Tiền Lê vẫn giữ nguyên 10 đạo như thời Đinh; đến năm 1002, đổi các đạo thành lộ, dưới có phủ, châu, giáp, xã.

Về tổ chức quân đội:

Thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý, việc xây dựng lực lượng quân sự rất được chú trọng, nhằm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền quốc gia, dân tộc. Bên cạnh quân đội thường trực của triều đình (thiên tử quân, cấm vệ quân... ) được tuyển lựa cẩn thận và tổ chức, huấn luyện chu đáo, còn có quân đội địa phương (dân binh, hương binh) làm nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ các lộ, phủ, châu và có thể được chính quyền trung ương điều động bất cứ khi nào cần thiết. Cùng với lực lượng bộ binh, lực lượng thủy quân cũng được tập trung xây dựng. Thời Tiền Lê đã có những chiến thuyền lớn, được trang bị đầy đủ. Thời Lý, quân đội có nhiều binh chủng phong phú hơn.

Về luật pháp:

Dưới thời Tiền Lê, cùng với việc củng cố và tăng cường thiết chế bộ máy nhà nước quân chủ, nhà vua cũng quan tâm đến việc xây dựng pháp luật và đề cao luật pháp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1002, vua Lê Đại Hành “định luật lệ”; tuy nhiên, việc xét xử ở thời kỳ này còn khá tùy tiện.

Sang đến thời nhà Lý, năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ “Hình thư” gồm 3 quyển, xuống chiếu ban hành trong dân gian. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam, thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc trị nước của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ. Ở các làng xã, hình thức luật tục (tập quán pháp) vẫn duy trì và được mọi người tuân theo.

Về kinh tế:

Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền vào mùa xuân hàng năm, mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sang thời nhà Lý, triều đình cũng thi hành nhiều chính sách trọng nông, khuyến nông. Sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước hết sức bảo vệ; do đó, sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển hơn trước.

Các nghề thủ công dưới thời Tiền Lê và đầu thời Lý như nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng, chạm khắc, sơn thếp... đều được phát triển và có nhiều tiến bộ lớn.

Ngoài ra, ở thời kỳ này, việc giao thương, buôn bán, trao đổi giữa các địa phương trong nước và với nước ngoài khá phát triển. Vua Lê Đại Hành và các vua Lý đều cho đúc tiền đồng để lưu thông rộng rãi và có dùng thêm tiền đồng Trung Quốc thời Đường, Tống.

Về văn hóa:

Đạo Phật vẫn giữ vai trò lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý. Nhiều nhà vua và quý tộc đã theo đạo Phật, đề cao tư tưởng từ bi, bác ái. Trong triều, có hệ thống tăng quan, một số được phong là Quốc sư. Các loại hình văn hóa dân gian đã có từ thời Đinh vẫn được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm loại hình hát tuồng.

Về đối ngoại:

Tiếp nối truyền thống từ thời Đinh, sang thời Tiền Lê, sau chiến thắng quân Tống (năm 981), vua Lê Đại Hành vẫn tỏ ra thần phục và cử sứ bộ sang dâng cống phẩm, sính lễ đầy đủ cho nhà Tống. Mặc dù vậy, triều đình nhà Tiền Lê vẫn luôn tỏ rõ tinh thần tự cường và độc lập. Do đó, nhà nước Đại Cồ Việt thời Tiền Lê được gần 30 năm yên tĩnh, để củng cố và phát triển mọi nguồn lực ở trong nước.

Những năm đầu thời Lý, quan hệ hòa hiếu với nhà Tống tiếp tục được chăm lo củng cố. Đối với Chăm-pa ở phía Nam, đến năm 1018, quan hệ Việt - Chăm tương đối tốt đẹp, nhưng những năm về sau, quan hệ Việt - Chăm trở nên căng thẳng, các vua Lý phải sai quân hoặc thân chinh đi đánh dẹp.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 16/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads