logo

30 câu trắc nghiệm bài tập cuối khóa Modul 3 - THCS

Câu 1: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

…………….HS là một quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi. kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập và rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh.

A. So sánh

B. Đánh giá.

C. Kiểm tra

Câu 2: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

……………. của đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

A. Mục đích

B. Phương pháp.

C. Kỹ thuật. 

D. Yêu cầu

Câu 3: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và …………….cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

A. Tính chất

B. Phương pháp

C. Mô hình

D. Biểu hiện

Câu 4: Trong tài liệu này, quy trình kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS có bao nhiêu bước?

A. 3

B. 5

C. 7

D. 8

Câu 5: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

Một trong những yêu cầu của đánh giá là: Kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của ……………. là quan trọng nhất.

A. Học sinh

B. Cha mẹ học sinh

C. Xã hội.

D. Giáo viên

Câu 6: Với quan điểm : “ Đánh giá học tập”, vai trò của học sinh là:

A. Chủ đạo

B. Giám sát

C. Đối tượng của đánh giá

D. Hướng dẫn

Câu 7: Với quan điểm : “ Đánh giá học tập”, vai trò của giáo viên là:

A. Chủ đạo

B. Giám sát

C. Đối tượng của đánh giá

D. Hướng dẫn

Câu 8: Với quan điểm : “ Đánh giá vì học tập”, vai trò của giáo viên là:

A. Chủ đạo hoặc giám sát

B. Đối tượng của đánh giá

C. Hướng dẫn

Câu 9: Thời điểm của “Đánh giá học tập” là:

A. Thường thực hiện cuối chương trình học tập

B. Diễn ra trong suốt quá trình học tập

C. Trước và sau quá trình học tập

D. Trước và trong quá trình học tập

Câu 10: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

……………….là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học diễn ra theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực HS.

A. Đánh giá thường xuyên

B. Đánh giá định kỳ

C. Đánh giá khách quan

D. Đánh giá chủ quan

Câu 11: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

………………. là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS.

A. Đánh giá thường xuyên

B. Đánh giá định kỳ

C. Đánh giá khách quan

D. Đánh giá chủ qua

Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng về ưu điểm phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

A. Có ưu điểm nổi bật là mất ít thời gian đánh giá và có độ tin cậy cao

B. Có tính khách quan và hạn chế được sự phụ thuộc chủ quan của người chấm.

C. Thu nhận được cả những thông tin chính thức và không chính thức của HS

D. Đánh giá được khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra các ý tưởng mới về một nội dung nào đó.

Câu 13: Chọn cụm từ thích hợp để viết vào chỗ trống sau đây:

Phương pháp………………là phương pháp mà trong đó giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh

A. Kiểm tra viết

B. Vấn đáp

C. Quan sát

D. Đánh giá qua hồ sơ, sản phẩm các hoạt động của học sinh

Câu 14: Chọn cụm từ thích hợp để viết vào chỗ trống sau đây:

Phương pháp………………là phương pháp mà trong đó giáo viên trao đổi với HS thông qua việc hỏi - đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời

A. Kiểm tra viết

B. Quan sát

C. Vấn đáp

D. Đánh giá qua hồ sơ, các sản phẩm, hoạt động của HS

Câu 15: Chọn cụm từ thích hợp để viết vào chỗ trống sau đây:

Phương pháp………………là phương pháp mà trong đó giáo viên đưa ra các nhận xét đánh giá các sản phẩm, kết quả hoạt động của HS, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung có liên quan

A. Kiểm tra viết

B. Quan sát

C. Vấn đáp

D. Đánh giá qua hồ sơ, các sản phẩm, hoạt động của HS

Câu 16: Phương pháp vẫn đáp thường kết hợp với công cụ nào nhất

A. Rubrics

B. Bảng điểm

C. Câu hỏi

D. Đề kiểm tra

Câu 17: Phương pháp quan sát thường kết hợp với công cụ nào nhất trong các công cụ sau đây?

A. Rubrics

B. Bảng điểm

C. Câu hỏi

D. Đề kiểm tra

Câu 18: Phương pháp kiểm tra viết thường kết hợp với công cụ nào nhất trong các công cụ sau đây?

A. Rubrics

B. Bảng điểm

C. Câu hỏi

D. Đề kiểm tra

Câu 19: Phương pháp đánh giá nào sau đây có đặc điểm: không mất nhiều thời gian để chấm điểm, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài?

A. Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận

B. Phương pháp quan sát

C. Phương pháp kiểm tra viết dạng trắc nghiệm

D. Đánh giá qua hồ sơ, các sản phẩm, hoạt động của HS

Câu 20: Biểu hiện lắng nghe có phản hồi tích cực trong giao tiếp, nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp tương ứng với năng lực nào?

A. Năng lực tự chủ và tư học

B. Năng lực giao tiếp và hợp tác

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

D. Năng lực tư duy và lập luận toán học

Câu 21: Biểu hiện “Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập” tương ứng với năng lực nào?

A. Năng lực tự chủ và tư học

B. Năng lực giao tiếp và hợp tác

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

D. Năng lực tư duy và lập luận toán học

Câu 22: Biểu hiện “Thực hiện giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện” tương ứng với năng lực nào?

A. Tự chủ và tư học

B. Giao tiếp và hợp tác

C. Tư duy và lập luận toán học

D. Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Câu 23: Biểu hiện “ Biết tự điều chỉnh tình cảm, tháo độ, hành vi của bản thân, luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng” tương ứng với năng lực nào?

A. Năng lực tự chủ và tư học

B. Năng lực giao tiếp và hợp tác

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

D. Năng lực tư duy và lập luận toán học

Câu 24: Biểu hiện “Chủ động trong giao tiếp; tự tin và kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người” tương ứng với năng lực nào?

A. Năng lực tự chủ và tư học

B. Năng lực giao tiếp và hợp tác

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

D. Năng lực tư duy và lập luận toán học

Câu 25:  Biểu hiện “Xác định được và biết cách tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp, giải quyết vấn đề” tương ứng với năng lực nào?

A. Năng lực tự chủ và tư học

B. Năng lực giao tiếp và hợp tác

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

D. Năng lực tư duy và lập luận toán học

Câu 26: Những tình huống yêu cầu học sinh “nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt), phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết” tập trung vào kiểm tra đánh giá thành tố năng lực nào nhiều nhất?

A. Năng lực tư duy và lập luận toán học

B. Năng lực giao tiếp toán học

C. Năng lực mô hình hóa toán học

D. Năng lực sử dụng công cụ phương tiện toán học

Câu 27: Những tình huống yêu cầu học sinh 'nhận dạng tình huống, phát hiện và trình bày vấn đề cần giải quyết" tập trung vào kiểm tra đánh giá thành tố năng lực nào nhiều nhất?

A. Năng lực tư duy và lập luận toán học

B. Năng lực giao tiếp toán học

C. Năng lực giải quyết vấn đề toán học

D. Năng lực sử dụng công cụ phương tiện toán học

Câu 28: Những tình huống yêu cầu HS phải thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học" tập trung vào kiểm tra đánh giá thành tố năng lực nào nhiều nhất?

A. Năng lực tư duy và lập luận toán học

B. Năng lực giao tiếp toán học

C. Năng lực mô hình hóa toán học

D. Năng lực sử dụng công cụ phương tiện toán học

Câu 29: Biểu hiện “Có ý thức tha gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi gian dối trong học tập, trong cuộc sống” phù hợp với phẩm chất nào trong các phẩm chất sau đây?

A. Chăm làm

B. Trung thực

C. Yêu nước

Câu 30: Biểu hiện “Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề về khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng” tương ứng với năng lực nào sau đây?

A. Giao tiếp và hợp tác

B. Giải quyết vấn đề và sáng tạo

C. Tư duy và lập luận toán học

D. Tự chủ và tự học

icon-date
Xuất bản : 19/05/2021 - Cập nhật : 20/05/2021