logo

Yếu tố tự sự và miêu tả của bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão

Vẻ đẹp cấu thành nên một tác phẩm văn học, nằm ở việc chúng có được sử dụng các biện pháp nghệ thuật có sức hấp dẫn hay không. Dưới đây là một ví dụ mà Toploigiai sẽ cùng bạn khám phá Yếu tố tự sự và miêu tả của bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão để giải nghĩa điều gì đã làm nên cái hay của bài thơ này nhé! 


1. Phân tích về yếu tố tự sự

- Khổ thứ nhất của bài thơ là lời thuật lại sự việc đã diễn ra như một thước phim. Cụ thể, đó là khung cảnh kéo dài của mưa bão, còn suốt dọc đường về quê thì mẹ đã phải đội mưa suốt. Nhờ việc sử dụng từ “ mấy “ để chỉ số lượng, ta thấy mẹ về quê không chỉ là chuyện ngày một ngày hai,  mà kéo dài hẳn mấy ngày. Nỗi nhớ mẹ cũng bởi thế mà nhiều hơn, còn sự trống trải có lẽ cũng được theo đó mà gấp lên mấy mươi lần.

- Nếu khổ thơ 1 khái quát về hình ảnh mẹ phải trải qua mưa bão đường về quê, thì khổ 2: kể về khung cảnh bố con trong đêm bão bùng nằm ngủ trong nếp nhà nhỏ bé, đơn sơ. Tuy cái nghèo hiện hữu, nhưng thanh sạch mà hạnh phúc, ấm êm. Kể lại rằng mái nhà đã  dột tới độ khiến “hai chiếc giường ướt một”; rồi ba bố con “nằm ấm mà thao thức” trong nỗi nhớ mẹ. Cả nhà bốn người luôn quây quần không thiếu một ai, nên giờ khi mẹ về quê, trời lại mưa bão cộng thêm nỗi vắng mẹ khiến căn nhà càng trống trải.  “Vẫn thấy trống phía trong” vì mẹ vắng nhà, chỗ mẹ nằm giờ chẳng có ai khiến ba bố con cứ thấy thiếu. Không chỉ vắng đi bóng mẹ, còn chẳng thấy tiếng cười nói thân yêu; sự trống vắng khiến ba bố con cứ ngẩn ngơ, lại trong những ngày mưa bão. 

Yếu tố tự sự và miêu tả của bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão

- Bài thơ kể rằng mẹ cũng rất lo cho cả nhà dù ở nơi xa.  Rằng “vắng đàn ông quạnh nhà”. “ vắng đàn bà quạnh bếp”. Rõ ràng mẹ vắng nhà, ngày mưa bão nấu bữa cơm o cũng trở nên lúng túng, từ củi lửa cho tới việc nấu nướng bếp núc, chế biến món ăn. 

- Tái hiện việc bố nằm thao thức trông con, cảm thấy nhớ mẹ, trống trải. Nỗi lo của mẹ khi vắng nhà là cửa nả sẽ thế nào, liệu tươm tất được bữa cơm miếng cháo không ? Nhà thơ đã tái hiện lại sự chính xác trong nỗi thương yêu lo lắng của vợ chồng dành cho nhau, của mẹ nghĩ cho các con, tâm trạng người phụ nữ phương xa lo cho tổ ấm nhỏ bé.

- Khổ thơ thứ ba. ta thấy kể về việc ba bố cứ ngóng mẹ ở quê xa, hẳn mẹ cũng biết bố con lúng túng như thế nào. Khổ thứ tư bắt đầu với quan hệ từ “nhưng” để khẳng định rằng, dù có lúng túng, ba bố con vẫn ai vào việc nấy. Bố chịu trách nhiệm đi chợ chuẩn bị bữa cơm, em chăm đàn ngan chị chăm thỏ. Mẹ vắng nhà, ba bố con đêm nằm thao thức nhớ mẹ, nhưng sớm mai tỉnh dậy, mặt trời vẫn mọc, vẫn là những công việc thường ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn, bố con chăm chút nhau, vui vầy, ấm áp trong niềm vui lao động. Những khoảnh khắc thường nhật, công việc thường nhật mà sao chan chứa yêu thương, tin tưởng. Nỗi lo của người mẹ, người vợ ở khổ thơ trên đến đây đã mờ nhạt đi, nhường chỗ cho sự vững vàng, ấm áp, tin cậy khi có một người chồng, người cha đầy trách nhiệm, biết chăm chút con cái, nhà cửa khi người phụ nữ vắng nhà. Hạnh phúc đời thường thật bình dị, thanh cao, đáng để cho con người ta nâng niu, gìn giữ.

- Thuật lại khoảnh khắc nắng lên sau bão giông ở khổ thơ cuối, đồng nghĩa với khoảng thời gian mẹ trở về. “ Mẹ về như nắng mới “ - “ Sáng ấm cả gian nhà”. Tuy mái nhà có xiêu vẹo dột nát, nhưng mẹ về đã tiếp cho nó sức sống mãnh liệt. Ngày không thấy mẹ, tới mưa gió cũng não nề. Ngày mẹ về, nhà đầm ấm như nắng mới. 


2. Phân tích về yếu tố miêu tả

- Sử dụng một loạt từ ngữ đậm chất gợi, cụ thể là: “ mưa dài chặn lối” để miêu tả khoảng thời gian cơn mưa diễn ra rất dài. Mẹ về bao nhiêu ngày, là mưa gió bão bùng hết bấy nhiêu thời giờ.

- Sử dụng hình ảnh “ hai chiếc giường ướt một “ nhằm nói về việc mưa gió liên tiếp đã làm giường cũng vì thế mà không thể được khô ráo như ngày nắng lên. Đó là sự miêu tả hóm hỉnh về cảnh nghèo khó của gian nhà, khi mái dột làm mưa dội xuống ướt hết giường. Thế nhưng, đó vẫn là một gian nhà ấm êm hạnh phúc, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn. 

- Cụm từ “ củi mùn thì lại ướt “ mang sức gợi xen kẽ miêu tả, để nói về việc cơn mưa kéo dài đã ảnh hưởng một phần nào đó tới sinh hoạt của gia đình, khiến cuộc sống ngày vắng mẹ càng thêm khó khăn. 

- “ bầu trời xanh trở lại “ là sự miêu tả báo hiệu chuỗi ngày khó khăn, thiếu vắng hơi mẹ đã qua đi, cũng như cuộc sống của gia đình nhỏ ngập tràn sức sống trở lại. 

- “ như nắng mới “ được dùng để miêu tả cho sự quay trở về của mẹ. Đồng nghĩa với việc mẹ chính là ánh nắng sưởi ấm gia đình bằng tình yêu thương. 

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Phân tích Yếu tố tự sự và miêu tả của bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2023 - Cập nhật : 13/07/2023