logo

Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất

Câu hỏi: Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất

A. H+ trong dung dịch đất.

B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.

C. Al3+ trong dung dịch đất.

D. H+ và Al3+ trong keo đất.

Lời giải: 

Đáp án A.

Độ chua hoạt tính là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên

[CHUẨN NHẤT] Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Một số tính chất của đất trồng nhé!


1. Keo đất và khả năng hấp thụ của đất

Keo đất

- Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới (1mm), không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

- Mỗi một hạt keo có một nhân

- Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.

Trong đó:

- Nhân: nằm trong cùng của keo đất gồm các chất parafin

- Lớp ion quyết định điện: quyết định điện tích của keo

- Lớp ion bất động: mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện

- Lớp ion khuếch tán: mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện, và trao đổi ion với dung dịch đất

Khả năng hấp thụ của đất

- Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.


2. Phản ứng của dung dịch đất

Chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất:

[H+] > [OH-]: phản ứng chua

[H+] = [OH-]: phản ứng trung tính

[H+] < [OH-]: phản ứng kiềm

Phản ứng chua của đất

Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất 2 loại độ chua:

Độ chua hoạt tính

Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên

Được biểu thị bằng pH (H20)

Độ chua tiềm tàng

Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

Phản ứng kiềm của đất

Do đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm

Ý nghĩa: Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

PTHH: Na2CO + 2H2O ---> 2NaOH +H2O + CO2


3. Độ phì nhiêu của đất

Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất

- Đất có độ xốp cao: >50% thể tích là kẽ hở, để chứa đủ nước và không khí cho nhu cầu của rễ cây và sinh vật đất phát triển.

- Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng.

- Giàu chất hữu cơ (>5%) để: Cung cấp thức ăn cho cây và cho sinh vật đất. Tạo độ xốp cho đất. Tăng tính đệm của đất (tính đệm là khả năng giảm chua, giảm kiềm, giảm độ độc của đất). Tăng tính hấp thu của đất, để giảm rửa trôi, bay hơi mất dinh dưỡng.

- Khả năng trao đổi ion (CEC) cao để giữ gìn dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thu.

- Giàu vi sinh vật (VSV) có ích, gồm VSV tạo dinh dưỡng và VSV đối kháng (với VSV gây bệnh cây).

Trong 5 chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu thứ 3  Giàu chất hữu cơ là quan trọng và quyết định nhất cho độ phì nhiêu của đất, vì chất hữu cơ tạo nên phần lớn các chỉ tiêu khác nêu trên


4. Phân loại độ phì nhiêu của đất

Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.

a. Độ phì nhiêu tự nhiên:

Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

b. Độ phì nhiêu nhân tạo

Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện:

Giống tốt

Thời tiết thuận lợi

Chế độ chăm sóc tốt, hợp lý 

icon-date
Xuất bản : 29/11/2021 - Cập nhật : 29/11/2021