logo

Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?

Câu hỏi: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?

A. Protein

B. Lipit

C. Nước

D. Cacbonhidrat

Trả lời

Đáp án đúng: C. Nước

Giải thích:

Nước chiếm đến khoảng 70% khối lượng cơ thể, cả về trọng lượng lẫn thể tích.

Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?

Sau đây, bạn đọc hãy cùng với Top lời giải tìm hiểu về vai trò của nước đối với cơ thể nhé.


1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hiđrô) và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống


2. Vai trò của nước trong tế bào

Nước là thành phần bắt buộc, chủ yếu trong mọi cơ thể sống và tế bào. Nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào. Nước là môi trường khuếch tán, là dung môi, môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào. Nước còn là chất quan trọng để sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.

Do có khả năng tản nhiệt, dẫn nhiệt, bốc hơi tốt nên nước giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong cơ thể và tế bào. Và nước liên kết có tác dụng bảo vệ các cấu trúc của tế bào trong cơ thể.

Do phân tử nước có tính phân cực nên nước có đặc tính hóa – lý đặc biệt khiến cho nó giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự sống, các phân tử nước  trong tế bào tồn tại dưới dạng tự do nên nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

Cơ thể chúng ta không thể thiếu nước, việc uống 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp các tế bào trong cơ thể luôn khỏe mạnh. Chúng ta có thể vẫn duy trì sự sống nếu nhịn ăn trong vòng 2 tháng tuy nhiên không thể tồn tại nếu mất nước 3-4 ngày. Khi cơ thể mất đi 2% lượng nước thì các tế bào sẽ bị ảnh hưởng đến 20%. Và khi bạn ngưng cung cấp 4% lượng nước cho cơ thể tế bào mất đi 40% lượng nước trong nó cần có thì bạn đang tự đầu độc chính mình. Tuy nhiên việc uống nước cũng cần chọn đúng thời điểm, đúng lúc và uống đúng lượng. Nếu uống quá nhiều thận hoạt động kém hiệu quả trong một thời gian dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm.


3. Phân bố nước trong cơ thể như thế nào?

Trung bình, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Tổng lượng nước trong cơ thể là không cố định mà giảm dần theo độ tuổi.

Đối với trẻ sơ sinh, tổng lượng nước chiếm khoảng 75 - 80% cơ thể. Từ 1 tuổi cho đến tuổi trung niên, tổng lượng nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể đối với nam giới và 55% trọng lượng cơ thể đối với nữ giới. Sau tuổi trung niên, tổng lượng nước chỉ còn chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể.

Phân bố nước trong cơ thể ở 2 khoang chính được ngăn bởi màng tế bào, đó là:

+ Khoang dịch nội bào: Chiếm 40% trọng lượng cơ thể.

+ Khoang dịch ngoại bào: Chiếm 20% trọng lượng cơ thể.

Trong khoang dịch ngoại bào lại được chia thành 2 phần bởi màng mao mạch, đó là:

+ Dịch gian bào (hay còn gọi là dịch kẽ): Chiếm 15% trọng lượng cơ thể.

+ Huyết tương: Chiếm 5% trọng lượng cơ thể.


4. Cân bằng nước trong cơ thể

Cân bằng nước trong cơ thể là cân bằng giữa lượng nước bên trong và lượng nước thải ra. Hàng ngày, lượng nước trong cơ thể được cung cấp qua đường ăn, uống và nguồn nước nội sinh từ quá trình chuyển hóa chất.

Bảng: Lượng nước vào và nước ra tính theo ml/ngày.

NƯỚC VÀO

NƯỚC RA

Nước uống                                 1600

Nước trong thức ăn                    700

Nước từ quá trình chuyển hoá   200

Nước tiểu 1500

Bay hơi không cảm thấy qua da  400

Mồ hôi  200

Bay hơi qua phổi  300

Phân   100

Tổng : 2500

Tổng : 2500

icon-date
Xuất bản : 26/11/2021 - Cập nhật : 26/11/2021