logo

Ý nghĩa tỉ lệ che phủ rừng đối với vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu

Bảo vệ và phát triển rừng đang là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.


1. Tỉ lệ che phủ rừng được hiểu như thế nào?

Tỉ lệ che phủ rừng được hiểu là tỉ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm vị, địa hình nhất định. Có thể nói nâng cao tỉ lệ che phủ rừng là điều cấp thiết nhất mà nhà nước phải quan tâm và trực tiếp hướng dẫn thi hành.

Ý nghĩa tỉ lệ che phủ rừng đối với vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu

2. Lâm nghiệp có những nguyên tắc hoạt động nào?

Lâm nghiệp có các nguyên tắc hoạt động như sau:

- Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh bảo đảm được yếu tố tỷ lệ che phủ rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.

- Bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng là chuỗi tổ chức liên kết cần được bảo đảm thực hiện.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có cống hiến và giúp ích cho hoạt động lâm nghiệp.

>>> Tham khảo: Thời vụ phù hợp với việc trồng rừng ở miền Bắc nước ta là


3. Tỉ lệ che phủ rừng mang lại ý nghĩa gì?

Ý nghĩa tỉ lệ che phủ rừng giúp rừng điều hòa khí hậu, giảm lượng nước mùa lũ, bảo vệ môi trường trong sạch. Không chỉ cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học mà tỉ lệ che phủ rừng cao còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ sinh kế cho người dân ở vùng đệm. 

Ý nghĩa tỉ lệ che phủ rừng đối với vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu

4.Thực trạng tỉ lệ che phủ rừng ở Việt Nam

Tỷ lệ che phủ của rừng ở Việt Nam đạt 42% nhưng chất lượng rừng của nước ta lại chưa đảm bảo. Điều đó được thể hiện qua các thời kì sau:

- Những năm 1945, nước ta chủ yếu là rừng tự nhiên.

- Năm 2005 đạt tỉ lệ che phủ rừng tăng đều nhưng trên thực tế thì phần đa diện tích lại chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp phát triển nhanh và có giá trị kinh tế như keo, bạch đàn, cao su,… dẫn đến giảm sút khả năng ngăn chặn thiên tai, lũ lụt, sạt lở ở nước ta.

- Trong những năm qua, Việt Nam nói chung và các khu vực miền Trung nói riêng đã chịu nhiều tác động nghiêm trọng của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề. 

icon-date
Xuất bản : 10/11/2022 - Cập nhật : 03/07/2023