logo

Ý nghĩa kinh tế của đai nhiệt đới gió mùa?

Câu hỏi: Ý nghĩa kinh tế của đai nhiệt đới gió mùa?

Lời giải:

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp:

- Đền nhiệt cao, ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.

+ Hoạt động sản xuất khác và đời sống:

-  Để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch...đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về khí hậu nhiệt đới gió mùa nhé!


1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á

Ý nghĩa kinh tế của đai nhiệt đới gió mùa?

- Nguyên nhân hình thành gió mùa: Do sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương vào mùa đông và mùa hạ. 

- Mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.

- Mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh, càng về gần Xích đạo gió ấm dần lên.

- Nhiệt độ:

  + Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.

  + Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.

- Lượng mưa:

  + Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, sườn núi đón gió hay khuất gió.

  + Mùa mưa (tháng 5 - 10), chiếm 70 - 95% lượng nước cả năm; mùa khô (tháng 11 - 4).

- Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều.

=> Dễ gây hạn hán hoặc lụt lội.

- Lượng mưa, độ ẩm lớn

  + Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có Biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm. Ở những sườn đồi núi đòn gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 - 4000mm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.


2. Các đặc điểm khác của môi trường

- Đặc điểm:

   + Môi trường nhiệt đới gió mùa là kiểu môi trường đa dạng và phong phú.

   + Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người.

- Thảm thực vật: nắng nóng, mưa nhiều thì cây xanh tốt, nhiều tầng còn lạnh và khô thì cây cuối có lá vàng úa, rụng lá.

- Kết luận:

   + Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp.

   + Những có nền văn minh lúa nước của thế giới (tập trung đông dân trên thế giới).


3. Yếu tố tạo nên khí hậu nhiệt đới gió mùa

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường được tìm thấy nhiều nhất ở Nam và Trung Mỹ. Tuy nhiên, có những khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi, Caribbean, Bắc Mỹ và Úc cũng có khí hậu này.

– Yếu tố kiểm soát chính đối với khí hậu nhiệt đới gió mùa là mối quan hệ giữa nó với gió mùa hoàn lưu. Gió mùa là một sự thay đổi theo mùa trong hướng gió. Ở châu Á, trong mùa hè có một luồng không khí trên bờ.

– Vào mùa đông, mặt trời thấp một luồng khí ngoài khơi không khí di chuyển từ đất liền sang nước là phổ biến. Sự thay đổi hướng là do sự khác biệt trong cách nhiệt nước và đất.

– Thay đổi mô hình áp lực ảnh hưởng đến tính thời vụ của mưu cũng xảy ra ở châu Phi mặc dù nó thường khác với cách thức hoạt động ở châu Á. Trong mùa nắng vùng hội tụ liên vùng gây ra mưa. Trong mùa nắng thấp, cao cận nhiệt đối tạo điều kiện khô ráo. Khí hậu gió mùa của châu Phi và châu Mỹ cho vấn đề đó, thường nằm dọc theo bờ biển thương mại.

icon-date
Xuất bản : 19/01/2022 - Cập nhật : 22/01/2022