logo

Vai trò của dòng biển nóng và gió tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa?

Câu hỏi: Vai trò của dòng biển nóng và gió tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa?

Lời giải: 

Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa là:

- Vai trò của dòng biển nóng: Nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.  

- Vai trò của gió Tây ôn đới: Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.  

Cùng Top lời giải tìm hiểu về dòng biển nóng, gió Tây ôn đới và khí hậu ôn đới hải dương bạn nhé!


1. Dòng biển nóng là gì?

- Dòng biển nóng là các dòng biển có nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ khối nước xung quanh.

- Các dòng biển nóng thường xuất hiện ở hai bên xích đạo, chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực. Các dòng biển lạnh thường xuất hiện khu vực gần bờ đông của đại dương, từ vĩ độ trung bình 30-400 chảy về hướng xích đạo, hòa cùng dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu trên biển.

Vai trò của dòng biển nóng và gió tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa?

2. Gió tây ôn đới 

a. Gió tây ôn đới là gì?

– Gió tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới. Hướng chủ yếu của gió này là hướng tây. Gió mậu dịch là gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo.

– Ở bán cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc, ở bán cầu Nam, gió có hướng Đông Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn, hướng gần như cố định, tính chất của gió mùa mang đặc tính chung là khô.

b. Đặc điểm của gió tây ôn đới

– Gió tây ôn đới là gió thổi một chiều từ Tây sang Đông ở vĩ độ trung giữa 30 và 60 độ vĩ độ. Chúng bắt nguồn từ các khu vực áp suất cao ở vĩ độ ngựa và có xu hướng về cực và chỉ đạo các cơn lốc xoáy thuận ngoài nhiệt đới, theo hướng nói chung này, các cơn lốc nhiệt đới vượt qua trục Westerlies nhiệt đới vào khu Westerlies uốn cong lại co dòng Westerly gia tăng. Gió chủ yếu là từ phía tây nam bán cầu.

– Các cơn gió Tây Nam ôn đới mạnh nhất trong bán cầu mùa đông và vào giai đoạn khi áp suất thấp hơn trên các cực, trong khi chúng yếu nhất ở bán cầu mùa hè và khi áp suất cao hơn trên các cực. Các cơn gió Tây Ôn đới đặc biệt mạnh mẽ, đặc biệt là ở Nam bán cầu ở những vùng không có đất, bởi vì đất đai tăng cường mô hình dòng chảy, làm cho đồng đi theo hướng Bắc – Nam hơn theo hướng hiện tại làm chậm gió Tây ôn đới.

– Gió Tây ôn đới mạnh nhất ở vĩ độ trung bình từ 40 đến 50 vĩ độ. Gió tây ôn đới đóng một vai trò quan trọng trong việc mang nước, gió xích đạo ấm vào vùng bờ biển phía Tây của các lục địa, đặc biệt ở bán cầu Nam vì sự mở rộng đại dược mên h mông của nó.


3. Khí hậu ôn đới là gì, một số đặc điểm chung

Khí hậu ôn đới nằm tại các vĩ độ từ cận nhiệt đới đến các vòng cực của Trái Đất. Những khu vực có khí hậu Ôn đới hầu hết nằm giữa đới nóng và đới lạnh. Cụ thể là nằm ở khoảng cách từ chí tuyến tới vòng cực của cả hai bán cầu. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất nổi của kiểu khí hậu này thuộc bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ thuộc bán cầu Nam. Các mùa được phân cấp rõ rệt ở khí hậu ôn đới và tồn tại ở cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu

Ôn đới chia 1 năm thay đổi theo bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Môi trường ôn đới thay đổi dịch chuyển từ vùng này sang vùng khác phụ thuộc vào vĩ độ và các ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Ở bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên đặc trị bởi môi trường ôn đới hải dương: mùa hạ mát mẻ, mùa đông không quá lạnh, quanh năm ẩm ướt. Càng đi vào sâu đất liền, tính chất lục địa càng thể hiện rõ nét. Cụ thể như: lượng mưa giảm dần, có mùa đông lạnh và tuyết rơi; mùa hạ nắng nóng, khô hạn. Thảm thực vật cũng có sự dịch chuyển từ Tây sang Đông như: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Tóm tắt một số đặc điểm chung của kiểu khí hậu ôn đới gồm:

+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N

+ Lượng nhiệt nhận được ở mức trung bình, các mùa thể hiện rõ rệt trong một năm.

+ Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500 - 1000mm

+ Gió thổi thường xuyên: Gió Tây ôn đới


4. Các kiểu khí hậu ôn đới: Khí hậu ôn đới hải dương - Khí hậu ôn đới lục địa

Tùy theo vị trí khác nhau, vùng khí hậu ôn đới được chia làm 2 kiểu là: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Ở mỗi vùng khí hậu này sẽ có những nét đặc trưng khác nhau, cụ thể như sau:

- Nhiệt độ: Khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng cao nhất đạt khoảng 18 độ C - 10 độ C, còn nhiệt độ tháng thấp nhất xấp xỉ 8 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình tháng của khí hậu ôn đới lục địa nhỉnh hơn: tháng cao nhất rơi vào khoảng 20 độ C và tháng thấp nhất nhiệt độ xuống sâu - 12 độ C.

- Lượng mưa: Nhìn chung, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn ôn đới lục địa khi có lượng mưa hàng năm đạt khoảng 1.000mm cao hơn nhiều so với lượng mưa ở các khu vực thuộc ôn đới lục địa từ 400 - 600mm.

Sở dĩ lượng mưa có sự chênh lệch là do các vị trí thuộc khí hậu ôn đới hải dương thường có mưa nhiều vào mỗi năm và mưa thường kéo dài. Còn các khu vực ôn đới lục địa do nằm sâu bên trong đất liền không khí ẩm của biển không thể thổi vào nên lượng mưa ít và thường tập trung chủ yếu vào mùa hè, mùa đông ít mưa.

- Độ ẩm: Do nằm sâu bên trong đất liền nên ôn đới lục địa sẽ không chịu ảnh hưởng trực tiếp của không khí biển, do đó độ ẩm khô hơn, nóng hơn so với khí hậu ôn đới Hải Dương nằm ở vị trí gần biển.

Như vậy có thể thấy, những khu vực thuộc ôn đới hải dương sẽ có mùa hè mát và mùa đông không quá lạnh, nhìn chung là khá ẩm ướt. Còn các khu vực thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa sẽ có mùa đông lạnh, khôn; mùa hè nắng nóng, mưa nhiều. Càng đi sâu vào bên trong lục địa thì tính chất lục địa sẽ càng tăng rõ ràng: mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn.

icon-date
Xuất bản : 12/01/2022 - Cập nhật : 15/01/2022