logo

Bùng nổ dân số là hiện tượng?

Câu hỏi: Bùng nổ dân số là hiện tượng?

A. dân số tăng đều qua các năm mức cao. 

B. dân số tăng nhanh trong một thời gian dài.

C. dân số tăng nhanh trong một thời điểm nhất định.

D. dân số tăng nhanh trong một thời gian ngắn.

Lời giải: 

Đáp án đúng: D. dân số tăng nhanh trong một thời gian ngắn.

- Bùng nổ dân số là hiện tượng dân số tăng nhanh trong một thời gian ngắn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề đang gây nhức nhối hiện nay là Bùng nổ dân số nhé!

Bùng nổ dân số có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và hệ sinh thái tự nhiên. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên vượt quá 2,1%. Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm… đã trở thành gánh nặng đối với các nước chậm phát triển.


1. Những nguyên nhân chính dẫn đến việc bùng nổ dân số

a. Quan niệm lạc hậu

- Ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, muôn sinh con trai… Điều này có thể thấy rất rõ ở Việt Nam, tại các vùng dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường có tư tưởng sinh càng nhiều càng tốt và nhất thiết phải có con trai, do đó mà ở các vùng này gia đình nào cũng có 3 con trở lên. Ở các nước này vai trò và địa vị của người phụ nữ vẫn còn rất thấp, phụ nữ nhiều nơi vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn. Ngược lại có thể thấy ở các quốc gia phát triển phương Tây, nơi mà người phụ nữ khá bình đẳng với nam giới và tham gia ngày càng nhiều vào lực lượng lao động của xã hội thì tỉ lệ sinh rất thấp, chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các chính sách khuyến khích tăng tỉ lệ sinh. Ở một số nước nghèo và các nước đang phát triển thì vấn đề tiếp cận, và nhận thức về dân số còn rất hạn chế, đặc biệt là châu phi và một số nước ở châu Á, kinh tế nghèo đói, lương thực không đủ ăn chua nói đến vấn đề tiếp cận đến vấn đề giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình. Họ thiếu những kiến thức và phương tiện cơ bản về phòng tránh thai. 

[CHUẨN NHẤT] Bùng nổ dân số là hiện tượng?

b. Sự “chênh lệch lớn về tỉ lệ Sinh - Tử”

- Trong giai đoạn đầu lịch sử phát triển của nhân loại, tỷ lệ sinh khá cao do nhu cầu duy trì nòi giống và nhu cầu lực lượng sản xuất phục vụ phát triển xã hội. Trong khi đó tỷ lệ tử cũng tương đối cao do điều kiện sống hạn chế, thiên tai, dịch bệnh nhiều… Do đó trong giai đoạn này thì tỉ lệ sinh và tử tương đối cân bằng.

- Ngược lại trong giai đoạn “bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì. Trong khi đó tỷ lệ tử có xu hướng giảm do điều kiện sống được nâng cao; cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Các nhu cầu cơ bản của con người được chú trọng đặc biệt là trong công tác vệ sinh và y tế dẫn tới việc tỷ lệ tử giảm xuống.

c. Nhu cầu về lực lượng sản xuất

- Ở các quốc gia kém phát triển, những nơi mà khoa học kỹ thuật chưa mấy phát triển và việc áp dụng khoa học và sản xuất còn rất hạn chế, lực lượng sản xuất vẫn chỉ mới ở trình độ cơ khí thủ công, sử dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay là chủ yếu, cộng với những nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuất, trong xã hội như vậy thì dân số càng tăng, sức lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản xuất xã hội.


2. Hệ quả của bùng nổ dân số

- Gia tăng dân số quá nhanh để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực và áp lực vô cùng lớn lên nhiều phương diện của đời sống xã hội.

+ Thứ nhất, bùng nổ dân số gây áp lực lên tự nhiên. Dân số đông hơn đồng nghĩa với nhu cầu về đất đai, nước sạch, không khí sạch, tài nguyên cũng lớn hơn rất nhiều. Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, suy giảm tài nguyên ở nhiều quốc gia.

+ Thứ hai, gia tăng dân số quá nhanh gây áp lực cho nền kinh tế. Cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp, nghèo đói ở nhiều quốc gia. Trong khi chính phủ không có đủ nguồn chi cho các phúc lợi xã hội thì cuộc sống của chính người dân lâm vào tình cảnh khốn khó.

- Hơn nữa, gia tăng dân số dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống. Ở những quốc gia nghèo, điều kiện kinh tế, xã hội, y tế còn chưa phát triển, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh còn cao. Thêm vào đó là tình trạng suy dinh dưỡng, không đủ điều kiện học tập và phát triển. Dân số quá đông khiến thế giới sẽ phải gồng mình lên khi đối mặt với tội phạm, chiến tranh và dịch bệnh.

icon-date
Xuất bản : 15/01/2022 - Cập nhật : 17/01/2022