Câu trả lời chính xác nhất: Tục ngữ trên ý muốn nói lên chuyện bất ngờ, bất bình thường đã xảy ra! Giữa Châu chấu và Xe tranh thắng bại thì ai cũng nghĩ rằng phần bại trận về châu chấu là cái chắc 100%! Thế mà ván cờ lại lật ngửa quay 180 độ!
Để hiểu rõ hơn về tục ngữ Việt Nam mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến điều gì?
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học dân gian.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội loài người , hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân sáng tác; ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
– Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
+ Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được sinh ra khi mà con người lao động và có sự đấu tranh với thiên nhiên và ông cha ta đúc kết lại thành những kinh nghiệm riêng. Cho đến tận ngày nay, nó luôn được lưu truyền phổ biến rộng rãi và trở thành một lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian.
+ Một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy
– Tục ngữ về con người và xã hội:
+ Tục ngữ về con người và xã hội rất giàu hình ảnh so sánh ,ẩn dụ ,hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý sự tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần có.
+ Một số câu tục ngữ về con người và xã hội thường được sử dụng:
Người là vàng của là ngãi.
Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
– Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian:
+ Những kinh nghiệm sống, những truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân luôn là nguồn cảm hứng trong các câu tục ngữ.
+ Một số câu tục ngữ thể hiện triết lý dân gian thường được sử dụng:
Người làm ra của, của không làm ra người.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Ý nghĩa câu “Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”
Tục ngữ trên ý muốn nói lên chuyện bất ngờ, bất bình thường đã xảy ra! Giữa Châu chấu và Xe tranh thắng bại thì ai cũng nghĩ rằng phần bại trận về châu chấu là cái chắc 100%! Thế mà ván cờ lại lật ngửa quay 180 độ!
Ách giữa đàng, quàng vào cổ: Tự ý mình, liên lụy vào việc người khác.
Ai ăn mặn, nấy khát nước: Ai làm quấy, làm ác thì sẽ chịu hậu quả.
Ai chê đám cưới, ai cười đám ma: Nhà có việc thì tùy sức mà làm, sợ gì thiên hạ dòm ngó cười chê.
Ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấy: Ai làm quấy thì thiên hạ cười chê họ, mình không hơi sức đâu mà lo bao đồng.
Ai giầu ba họ, ai khó ba đời: giầu nghèo đều có lúc, giầu không nên ỷ của, nghèo không nên thối chí.
Ăn bánh vẽ: bị gạt bằng những lời hứa suông.
Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng: ăn ít, phải làm nhiều, không đáng công.
Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt: điều xấu sẽ thành thói quen xấu
Ăn cây nào, rào cây nấy: chịu ơn ai, phải giữ gìn, bênh vực người ấy.
Ăn có chỗ, đỗ có nơi: phải có thứ tự, ngăn nắp, đừng bừa bãi, cẩu thả.
Ăn có mời, làm có khiến: phải theo kỉ luật, đợi lệnh trên khi vào nơi lạ/ (Thấy cơm thì ăn, thấy việc thì làm, là khi ở chỗ quen).
Ăn có nhai, nói có nghĩ: trước khi nói điều chi, phải suy nghĩ kĩ như ăn phải nhai.
Ăn có thời, chơi có giờ: sống phải có giờ giấc, không nên làm theo hứng.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng: nên thận trọng, tránh lỗi lầm về tư cách
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau: người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh.
Bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu: cư xử khôn khéo mới có lợi
Bé không vin, cả gãy cành: dạy trẻ phải bắt đầu từ nhỏ. Không dạy con khi nó còn trẻ, người còn lạ việc, lớn lên, quen thói, không dạy được nữa, không nghe nữa.
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe: việc gì biết rành sẽ nói, bằng không thì nên nghe để học thêm.
Bỏ thương, vương tội: bứt rời ra thì không nỡ, mang theo thì khó khăn.
Bóc ngắn cắn dài: kiếm được ít tiền mà xài nhiều, không khôn.
---------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về tục ngữ Việt Nam . Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!