logo

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu

icon_facebook

Câu hỏi: Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giò cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Câu 1: Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất?

Câu 2: Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn” ?

Câu 4: Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?

Câu trả lời chính xác nhất:

Câu 1: Đoạn trích bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

Câu 2: Chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại:

- Lợi ích: thoải mái chia sẻ cuộc sống cá nhân.

- Tồn tại:

+ Càng kết nối, càng online thì con người cảng cô đơn hơn.

+ Sự tương tác hời hợt và vội vã trên mạng xã hội làm con người thấy trống vắng, không tìm được cảm giác quan tâm thật sự.

+ Sự hạn chế trong giao tiếp vì thời gian dành cho cuộc sống ảo quá nhiều.

+ Sự so sánh, đố kị khi nhìn ngắm cuộc sống trên mạng xã hội dẫn đến cảm giác bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác.

=> Cuộc sống ảo trên mạng xã hội chi phối làm cho con người dường như tê liệt trong cuộc sống thực tế. Con người chạy trốn bản thân mình, sống cuộc sống trong đám đông hỗn loạn trên mạng xã hội.

Câu 3: Tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”, vì:

+ Khi đúng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, con người được tiếp nhận, thẩm thấu những cái hay, cái đẹp của tự nhiên và nghệ thuật. Chính điều đó giúp cho tâm hồn con người được thanh lọc, cảm thấy thảnh thơi, thêm yêu cái đẹp và yêu cuộc sống.

+ Những trải nghiệm trên mạng xã hội không cho ta những cảm giác trên mà chỉ đem đến cho ta sự bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác, làm ta trở nên nhỏ nhen, thấy mình bất hạnh, thiếu thốn. Trong một thế giới ảo hỗn độn ấy, con người không tìm thấy sự sẻ chia, quan tâm thật sự mà chỉ là sự tương tác hời hợt giữa những người xa lạ. Chính vì vậy, càng đi sâu vào cuộc sống ảo, con người càng cảm thấy thiếu thốn, trống trải, cô đơn mà không bao giờ có được cảm giác “đầy đặn” như khi đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn.

Câu 4: Qua những cảnh báo trong đoạn trích, cần rút ra những bài học sau:

+ Đừng tự mình chạy trốn bản thân, đừng rơi vào thế giới hỗn độn của mạng xã hội. Bởi lẽ, càng kết nối, càng online, càng đắm chìm trong thế giới ảo thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

+ Bình tâm hơn giữa đời thực: quan tâm đến những mối quan hệ thực tế, đến gia đình, người thân; cùng nhau trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì thời gian căm tức, đố kị, ghen ghét… với những thứ xa lạ ở thế giới ảo.

=> Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ sự chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh.

Để hiểu rõ hơn về đoạn trích và câu chuyện “Bức xúc không làm ta vô can” mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Tác giả Đặng Hoàng Giang

Đặng Hoàng Giang là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (CECODES) Ông Đặng Hoàng Giang là một người ủng hộ, một nhà nghiên cứu về xã hội dân sự và là một nhà nghiên cứu quản trị. Ông đã thiết kế và tham gia nhiều dự án đổi mới về hiệu suất của chính quyền địa phương , tính minh bạch và trách nhiệm giải trình . Ông viết cho nhiều báo chí và thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để bàn về các xu hướng xã hội, tư pháp và phát triển. Là một nhà hoạt động xã hội, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đã sáng lập các diễn đàn mở là không gian hoạt động của xã hội dân sự, đối thoại, phổ biến kiến thức và các cuộc thảo luận mang tính phản biện. Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang có bằng Thạc sĩ về Công nghệ Thông tin (Đại học Kỹ thuật Ilmenau, Đức ) và bằng Tiến sĩ về kinh tế phát triển (Đại học Công nghệ Vienna, Áo).

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu

2. Câu chuyện “Bức xúc không làm ta vô can”

Nội dung câu chuyện này xoay quanh những hiện tượng hay vấn nạn mà chúng ta rất hay dễ tiếp cận và trải nghiệm hàng ngày, đặc biệt là những tin tức mang tính tiêu cực và gây chú ý đối với cộng đồng như hôi của, trộm cắp, bảo mẫu đánh đập trẻ em,…Theo tác giả, khi chúng ta cảm thấy bức xúc và giận dữ về một vấn đề xã hội nào đó, chúng ta không vô can, chúng ta vẫn phải có trách nhiệm để thay đổi, đóng góp và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với những bất công hay phi lý ấy. Thể hiện sự bức xúc không loại trừ ta ra khỏi những vấn đề xã hội đó, nó chỉ mang đến cho chúng tâ những cảm giác thoải mái tạm thời vì cho rằng chúng ta vô tội.

Chính vì vậy, thay vì tỏ ra bức xúc và tỏ thái độ không hài lòng, cho rằng là mình vô tội, thì hãy luôn ý thức được sự thật ấy, thể hiện sự khiêm nhường và tự hỏi bản thân xem mình có thể làm được gì để đóng góp phần ngăn chặn được sự bất công ấy. Đó là việc tối thiểu mà chúng ta có thể làm được.

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu

------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn đọc hiểu về đoạn trích của câu chuyện Bức xúc không làm ta vô can. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/06/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads