logo

Ý nghĩa câu "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng"

Câu trả lời chính xác nhất: "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" có nghĩa là: Bà cô em chồng (em gái của chồng) thường ỉ thế, đành hanh, xét nét, bắt nạt chị dâu.

Để hiểu rõ hơn về Ý nghĩa câu "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Ý nghĩa câu "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng"

"Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" có nghĩa là bà cô em chồng (em gái của chồng) thường ỉ thế, đành hanh, xét nét, bắt nạt chị dâu.

Giặc bên Ngô tức là giặc bên Tàu (có lần nước Tàu gọi là nước Ngô, thời tam Quốc, ta bị sát nhập vào nước Ngô) kéo sang. Giặc bên Tàu xưa có tiếng là dự tợn, độc ác. Bà cô bên chồng, tức là cô chị hay cô em gái người chồng. Chị gái và em gái chồng (người em dâu gọi thay con mình là cô), dĩ nhiên là thân mật với mẹ chồng hơn và được mẹ chồng tin yêu hơn, vì là con đẻ. Em gái, chị gái chồng thường hay chiều theo ý mẹ đẻ, mà nói hơn nói kém về tính nết, công việc, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của chị dâu hay em dâu. Do những lời xúi bẩy thêu dệt đó của con gái mà mẹ chồng càng thêm khắc nghiệt với con dâu mình. Câu này lấy một thực trạng xã hội để khuyên các cô chị em chồng không nên xử tệ với chị em dâu (vợ anh hay em ruột), không nên xúi bẩy mẹ đẻ hành hạ con dâu.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa câu chuyện đến thăm trường thiếu nhi miền Nam

Ý nghĩa câu giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng

2. Giải mã mâu thuẫn chị dâu em chồng

Chẳng phải hai người không hợp tính nhau nên hay mâu thuẫn. Chẳng phải người chị dâu ăn ở không khéo, không tốt. Những mâu thuẫn, bất hòa giữa chị dâu, em chồng tồn tại ở cả các nền văn hóa khác nhau. Giải thích điều này phải kể đến những nguyên nhân tâm lý.

Tâm lý "ma cũ bắt nạt ma mới"

So với cô em chồng hay bà chị chồng, thì cô dâu mới về nhà chồng đích thị là "ma mới". Tâm lý "ma cũ bắt nạt ma mới" có ở mọi môi trường, từ cơ quan, trường học, đến trong gia đình. Ma cũ muốn ra oai, muốn thể hiện quyền lực, muốn được ma mới nể trọng nên dùng các "tiểu xảo" để khuất phục, uy hiếp, đe dọa, "đánh phủ đầu".

Ý nghĩa câu giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng

Tâm lý "khác máu tanh lòng"

Cô dâu mới là kẻ "đơn thương độc mã" trong gia đình nhà chồng, dù cô có được chồng yêu. Cô em chồng, bà chị chồng ít nhiều cũng có "người chống lưng" chính là bố mẹ chồng. Tâm lý chung là bố mẹ sẽ yêu quý, bênh vực con mình hơn "con người khác". Cùng mắc lỗi như nhau, cô con gái sẽ được bố mẹ lờ đi, xí xóa hoặc nhắc nhở nhẹ nhàng, còn cô con dâu thì "có bé bị xé ra to", nâng cao quan điểm.

Nhìn thấy con gái mình khóc lóc, buồn bã vì bị bà chị dâu ăn hiếp, bố mẹ sẽ xù lông xù cánh che chở, bảo vệ. Bên cạnh bố mẹ, ngay cả ông anh trai cũng thường yêu quý, nể nang em gái mình, bởi đó là "người ruột thịt". Dù có yêu vợ, bênh vợ cũng khó ra mặt mà đàn áp em gái mình, sợ mang tiếng "nghe vợ" hay "đội vợ lên đầu". Thế là cô em chồng cảm thấy "quân mình đông hơn", lại càng uy hiếp "kẻ địch".

Tâm lý kèn cựa và ganh ghét

Cùng là phụ nữ với nhau mà chị dâu/em dâu thì được chồng yêu quý, mình thì vẫn lẻ bóng, đơn côi, cay lắm chứ. Cô dâu mới mà xấu xí, nghèo khó, kém cỏi thì bị em chồng, chị chồng khinh miệt, cho rằng cô dâu đã dùng mẹo gì đó mà "lừa được anh trai mình". Nếu cô dâu xinh xắn, biết ăn diện, thông minh, sắc sảo, hơn hẳn cô em hay bà chị chồng thì cô dâu cũng "chết" vì sự ganh ghét.  

Và bất hòa về lối sống

Bên cạnh những nguyên nhân mang tính tâm lý định sẵn nêu trên, một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ chị dâu, em chồng trở nên "cơm không lành canh không ngọt" chính là sự xung khắc, bất hòa, đối lập về lối sống.

Cô dâu mới vụng về, ham ăn, lười làm, vô duyên sẽ khiến cho một gia đình vốn có nề nếp gia phong bị xáo trộn và gây khó chịu cho các thành viên trong gia đình. Người sát sườn, thường xuyên để ý đến chuyện sinh hoạt nhỏ lẻ trong gia đình là mẹ chồng và các thành viên nữ khác.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa câu "khẩu xà tâm Phật"

Ý nghĩa câu giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng

3. Làm gì để hóa giải “Giặc bên Ngô”

Các cụ ta xưa đã có câu: “Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng” ý muốn nói về quan hệ giữa chị/em chồng với chị/em dâu. Tôi nghĩ sự mâu thuẫn của bạn với chị chồng cũng là điều dễ hiểu vì 2 người không có mối quan hệ máu mủ, ruột rà, được nuôi dạy ở 2 môi trường gia đình khác nhau, khi phải sống chung dưới một mái nhà cùng nhau, hai bên phải biết thông cảm cho nhau lắm mới có thể hòa hợp được.

Và nếu tình cảm 2 bên không như ý, tôi cũng cho rằng, không phải do lỗi của ai, tất cả đều là người trong một nhà, cho nên nó đòi hỏi các bên đều phải có trái tim rộng mở, nhân ái để chấp nhận sự khác biệt.

Tôi biết, để giữ hòa khí gia đình, bạn đã chọn cách im lặng chứ không lên tiếng hay tìm cơ hội góp ý, chia sẻ với chị chồng. Bạn chọn cách im lặng để né tránh sự xung đột; nhưng thực tế, những cảm xúc tiêu cực mà không được giải tỏa ra, một người thì đè nén những ức chế, bực bội trong lòng, một người lại không biết mình sai ở đâu để sửa sẽ chỉ khiến cho mối quan hệ ngày càng khó khăn hơn mà thôi bạn ạ.

Mâu thuẫn, bất hòa là điều khó tránh khỏi, nhưng ta nên làm gì sau những mâu thuẫn đó là điều mà bạn nên cân nhắc. Có khi mình nói ra những điều đã gây mâu thuẫn ấy cho đối phương biết mình nghĩ gì, làm ra sao để đối phương hiểu và thông cảm cũng là một cách hay, vì khi không nói ra, chị chồng sẽ không biết bạn nghĩ gì, làm như thế nào nên lại là nguyên nhân đẩy sự mâu thuẫn lên cao thì sao?

Trong trường hợp việc sống chung với nhau quá khó khăn, mâu thuẫn ngày càng nhiều, tình cảm chị em dành cho nhau ngày càng rạn nứt thì bạn cũng có thể cân nhắc đến việc ra ở riêng. Tuy nhiên, bạn nên có sự trao đổi bình tĩnh, rõ ràng với chồng trước đã.

Bởi “đồng vợ chồng chồng tát biển Đông cũng cạn”. Hơn thế, chồng bạn là con trai, là trụ cột trong gia đình và cũng là chỗ dựa cho ông bà nên cũng phải rất khéo léo trao đổi với chồng và bố mẹ chồng về việc ra ở riêng, đây là việc “đặng chẳng đừng”, cũng là để giữ tình cảm chị em, gia đình mà thôi.

Hoặc nếu sống riêng nhưng bạn mua nhà gần bố mẹ, đó cũng không phải là giải pháp tồi. Còn nếu không thể sống riêng thì cả nhà nên ngồi lại trao đổi với nhau xem khi sống chung với nhau như thế nào, hóa giải khúc mắc ra sao để tất cả mọi người đều vui vẻ, thoải mái.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã giải thích Ý nghĩa câu "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng nghĩa là gì và hiểu hơn về thành ngữ Việt Nam. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/09/2022 - Cập nhật : 25/09/2022