logo

Ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại" có đúng không? Tại sao?


Hiện trạng môi trường sống

Hiện nay, cả thế giới phải dừng lại nhìn nhận với vấn đề môi trường và trái đất - đây là vấn đề cấp bách của nhân loại. Trên bàn nghị sự quốc tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là vấn đề nóng. Nó chính là mối đe dọa đến an ninh con người, nguồn nước, an ninh năng lượng, lương thực,... của tất cả các quốc gia. Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường đang được xem là “quốc sách”, là chủ trương xuyên suốt trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

Bầu không khí, khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi khí thải công nghiệp, khói xe; lượng khí thải CO2 tăng lên đáng kể gây ra hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên. Hiện tượng mưa axit xuất hiện ở nhiều nơi…gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống con người. Ở nhiều quốc gia, chất thải công nghiệp, sinh hoạt của người dân chưa được xử lí đã đưa trực tiếp ra biển, sông làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn thế, các nguồn nước thải này còn đổ ra biển và đại dương gây tổn thất lớn, phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật dưới nước.


Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại”

“Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại”:

- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.

Ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại" có đúng không? Tại sao?

- Với vai trò to lớn như vậy, thực trạng môi trường trên Trái Đất đang bị đe dọa nghiêm trọng, ô nhiễm nặng nề về nguồn nước, đất, khí quyển:

+ Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề bởi khí thải công nghiệp, khói xe; lượng CO2 tăng lên đáng kể gây ra hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên; hiện tượng mưa axit xuất hiện ở nhiều nơi; thủng tầng ô dôn…gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe đời sống con người và các hoạt động kinh tế.

+ Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới: có khoảng 1,3 tỉ người bị thiếu nước sạch (1 tỉ người thuộc các nước đang phát triển).

 + Nước thải chưa xử lí thải ra sông, biển cùng sự cố tràn dầu, đắm tàu…đã làm ô nhiễm môi trường biển và đại dương gây tổn thất lớn, phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật dưới nước.

- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính,… đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người.

Đó đều là xuất phát từ các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người gây ra. Vì vậy, nếu muốn tồn tại sự sống thì buộc con người phải có ý thức nhiều hơn và cao hơn trong việc bảo vệ môi trường.


Các biện pháp bảo vệ môi trường

- Thực hiện các công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng.

Ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại" có đúng không? Tại sao?

- Lựa chọn phương tiện di chuyển thông minh bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp đến nơi làm việc hoặc các cửa hàng thay vì lái xe máy/ ô tô. Khí thải do xe vẫn là nguồn gây ô nhiễm không khí phổ biến nhất.

- Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Hạn chế, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, thủ gom các chất thải ra môi trường cũng như thực hiện các phương án tái sử dụng và tái chế chất thải.

- Kịp thời ứng phó với các sự cố về môi trường, đặc biệt với biến đổi khí hậu; tích cực gia tăng việc sử dụng các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, các năng lượng tái tạo trong hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng; hạn chế các hoạt động thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-zôn.

- Tiết kiệm năng lượng, bằng cách tắt tivi và đảm bảo bạn tắt đèn khi bạn rời khỏi phòng. Bạn không chỉ tiết kiệm tiền cho hóa đơn tiền điện, bạn sẽ giảm được khí thải từ các nhà máy điện.

- Trồng nhiều cây xanh: Cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi

- Tận dụng ánh sáng mặt trời: Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao và lâu. Nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm.

- Ưu tiên sản phẩm tái chế.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 20/11/2023