logo

Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối

Nhắc đến các liên minh kinh tế hiệu quả giữa các quốc gia Châu Âu hiện nay thì nhất định không thể bỏ qua liên minh EU. Không chỉ mang đến những hiệu quả về chính trị, ngoại giao mà liên minh Châu Âu EU còn thiết lập thị trường chung trong khối để mang đến những hiệu quả kinh tế cho tốt hơn.


Vì sao liên minh Châu Âu EU thiết lập thị trường chung trong khối?

Những lý do liên minh Châu Âu thiết lập thị trường chung trong khối có thể kể đến đó là:

- Loại bỏ đi những trở ngại về việc phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện bốn mặt tự do lưu thông đó là: con người, hàng hóa, tiền vốn và dịch vụ. Mục đích thực hiện tự do lưu thông sẽ giúp quá trình phát triển kinh tế dễ dàng, đồng thời mang đến sự tự do hơn giữa các nước cùng tham gia liên minh.

- Tăng cường sức mạnh, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn ở trên thế giới. Điều này sẽ giúp quá trình phát triển của các nước tham gia trở nên mạnh mẽ, tăng trưởng tốt hơn.

Liên minh Châu Âu EU thiết lập thị trường chung trong khối loại bỏ trở ngại kinh tế

- Không chỉ vậy việc thiết lập thị trường chung trong khối với mục đích sẽ sử dụng một đồng tiền chung, điều này đảm bảo sự lưu thông về hàng hóa, tiền tệ, dịch vụ đồng thời thúc đẩy quá trình thống nhất về các mặt kinh tế, tăng tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế. Việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ giúp thủ tiêu những rủi ro khi trao đổi tiền tệ, tạo điều kiện cho lưu thông vốn từ các quốc gia.

- Đồng thời điều này còn đơn giản hóa công tác kế toán doanh nghiệp mang đến hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực kinh tế.


Hiệu quả thiết lập thị trường chung trong khối

Khi thiết lập thị trường chung trong khối EU đã đạt được những hiệu quả kinh tế tích cực,  tốc độ tăng trưởng của các nước tham gia liên minh Châu Âu ngày càng đạt được kết quả cao, được khẳng định thông qua GDP của từng quốc gia.

Có thể nói rằng việc thiết lập thị trường chung trong khối là một trong những quyết định mang tính quan trọng, giúp quá trình hợp tác giữa các quốc gia thêm phần mật thiết, công bằng và văn minh hơn.


Thực trạng kinh tế châu Âu trong những năm gần đây

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, Châu Âu với giá trị GDP ở mức 17.300 tỷ USD trong năm 2017, EU là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới (năm 2014 nền kinh tế lớn nhất thế giới). 

Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối

EU chiếm 21% GDP của thế giới, sau Hoa Kỳ (24%) và trước một số nước Trung Quốc (15%), Nhật Bản (6%), Ấn Độ (3%) và Canada (2%). Nhưng khi xét về thu nhập quốc gia trên đầu người thì châu Âu là 41 nghìn USD/người trong năm 2017, một con số thấp so với Qatar (128 nghìn USD/người) và Hoa Kỳ (60 nghìn USD/người).

Năm 2008, EU bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới. Vượt qua nhiều giai đoạn suy thoái, năm 2013 EU lấy lại được đà tăng trưởng với GDP tăng ít nhất 2%/năm kể từ năm 2015. Tất cả các quốc gia EU đã bắt đầu tăng trưởng kinh tế trở lại vào năm 2017.

Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế đã gây ra sự bùng nổ về thâm hụt ngân sách và nợ công tại các quốc gia thành viên, đặc biệt là khu vực Eurozone. Thâm hụt ngân sách của Eurozone là 0,1% GDP vào quý II/2018, trong đó thời điểm này, nợ quốc gia ở mức 86% GDP. Khi nổ ra khủng hoảng tỷ lệ người thất nghiệp cao, đến tháng 01/2019 tại EU giảm xuống còn 6,6%. Hơn thế, EU còn là cường quốc thương mại lớn nhất thế giới với mức trao đổi thương mại chiếm 15% trao đổi thương mại toàn cầu.

icon-date
Xuất bản : 25/01/2023 - Cập nhật : 16/11/2023