logo

Trình bày những liên minh hợp tác chính của EU

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). 


Nguyên nhân ra đời và sự phát triển EU

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

– Ngày 18 – 4 – 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).

Trình bày những liên minh hợp tác chính của EU (ảnh 2)

– Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 – 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

– Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…


Vai trò của EU đối với thế giới

Bốn vai trò lớn của EU là:

+ Đặt ra những chính sách nhân quyền

+ Nhà viện trợ lớn nhất thế giới

+ Bảo vệ an ninh toàn cầu

+ Đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu


Những liên minh, hợp tác chính của EU

Trình bày những liên minh hợp tác chính của EU

* Các liên minh chính:

- Liên minh thuế quan.

- Thị trường nội địa.

- Liên minh kinh tế và tiền tệ.

* Những hợp tác chính của EU:

- Chính sách đối ngoại và an ninh chung:

+ Hợp tác trong chính sách đối ngoại.

+ Phối hợp hành động để giữ gìn hòa bình,

+ Chính sách an ninh của EU.

- Hợp tác về tư pháp và nội vụ:

+ Chính sách nhập cư.

+ Đấu tranh chống tội phạm.

+ Hợp tác về cảnh sát và tư pháp.


EU và những mục tiêu chính

+ Bảo đảm tự do, công lý, an ninh và quyền con người.

+ Giữ vững nền hòa bình giữa các quốc gia thành viên và toàn thế giới.

+ Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững khối liên minh dựa trên nền tảng tăng trưởng kinh tế cân bằng và ổn định giá cả.

+ Thúc đẩy tiến bộ công nghệ, khoa học, kỹ thuật.

+ Tăng cường sự gắn kết nền kinh tế xã hội các nước thành viên.

+ Tôn trọng sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa các quốc gia.

+ Thiết lập một liên minh kinh tế bền vững, tiền tệ sử dụng chung là đồng Euro.

icon-date
Xuất bản : 27/05/2022 - Cập nhật : 16/11/2023