Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Xác lập cơ cấu tổ chức phải căn cứ vào?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Quản trị là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
A. Nhiều yếu tố khác nhau
B. Quy mô của các công ty
C. Ý muốn của người lãnh đạo
D. Chiến lược
Trả lời:
Đáp án: A. Nhiều yếu tố khác nhau
Xác lập cơ cấu tổ chức phải căn cứ vào: Nhiều yếu tố khác nhau
a. Khái niệm
- Quản trị là việc dùng những nguồn lực có trong tay để đạt đạt được mục đích nhất định. Quản trị là một từ ghép từ hai từ đơn “quản” và “trị”. “Quản” là trông coi, đưa một đối tượng nào đó vào khuôn mẫu. “Trị” cũng có nghĩa là đưa vào khuôn khổ, dùng nội lực, ảnh hưởng để ép buộc đối tượng hành động theo mong muốn ý chí của mình. Đó là cách hiểu chung chung về quản trị là gì.
- Trong một tổ chức, quản trị được hiểu là tổ chức, chỉ đạo, điều phối và hoạch định các hoạt động của thành viên trong tổ chức cũng như của các nguồn lực khác nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.
→Như vậy, quản trị bao gồm 5 thành phần như sau:
- Chủ thể quản trị và đối tượng quân trị.
- Có mục tiêu quản trị rõ ràng.
- Kết quả và hiệu quả.
- Có nguồn tài nguyên hạn chế.
- Môi trường quân trị luôn thay đổi.
+ Các yếu tố trên không thể tách rời nhau mà có mối quan hệ ràng buộc với nhau trong quản trị. Chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động. Tác động này có thể là một lần nhưng cũng có thể là nhiều lần. Đối tượng quản trị phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị. Thông thường chủ thể là một hoặc nhiều người còn đối tượng có thể là máy móc thiết bị, tài chính, vật tư hay con người. Căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động là mục tiêu của quản trị.
b. Mục đích của quản trị
- Thực chất quản trị chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung của con người trong tổ chức và sử dụng tốt tài nguyên của tổ chức để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khéo léo và có hiệu quả cao nhất.
- Quản trị ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn so với việc làm của từng cá nhân riêng lễ của một nhóm người khi họ tiến hành các công việc có mục tiêu chung gần gũi với nhau.
- Nói cách khác, thực chất của quản trị là quản lý con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiếm năng và cơ hội của tổ chức.
c. Tầm quan trọng của quản trị
- Nhiệm vụ của quản trị là sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động để giảm chi phí đầu vào và nâng cao kết quả sản xuất ở đầu ra.
- Sức mạnh kinh tế của một nước, một tổ chức do 5 yếu tố tạo thành:
+ Tài nguyên, nguyên vật liệu: Materials (M1).
+ Tiền vốn và thông tin: Money and Information (M2).
+ Máy móc kỹ thuật công nghệ: Machine (M3).
+ Lao động: Man (M4).
+ Phương pháp làm việc: Method (M5).
- Hiện nay, quản trị là nhân tố cơ bản được xếp hàng đầu, quyết định sự tồn tại, phát triển hay trì trệ hoặc diệt vong của mọi tổ chức. Qua phân tích về những nguyên nhân thất bại trong hoạt động kinh doanh của cá nhân và của các doanh nghiệp, cũng như thất bại trong hoạt động của các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội nhiều năm qua cho thấy nguyên nhân cơ bản vẫn là do quản trị yếu kém. Nghiên cứu các công ty kinh doanh của Mỹ trong nhiều năm, đã phát hiện ra rằng các công ty thành đạt bao nhiêu thì chúng càng được quản trị tốt bấy nhiêu. Ngân hàng châu Mỹ đã nêu trong bản công bố Báo cáo về kinh doanh nhỏ rằng “Theo kết quả phân tích cuối cùng, hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là do thiều năng lực và thiếu kinh nghiệm quản trị".
* Sự cần thiết khách quan và vai trò của quản trị xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Từ tính chất xã hội hóa của lao động và sản xuất.
- Từ tiềm năng sáng tạo to lớn của quản trị.
- Từ những yếu tố làm tăng vai trò của quản trị trong nền sản xuất và kinh tế hiện đại.
- Từ những yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đối mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam.
- Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.
- Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.
- Ở mỗi tổ chức nhà quản trị luôn có 4 chức năng cơ bản:
(1) Lập kế hoạch
+ Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của tổ chức
+ Dự thảo chương trình hành động
+ Lập lịch trình hoạt động
+ Đề ra các biện pháp kiểm soát
+ Cải tiến tổ chức
(2) Chức năng tổ chức
+ Xác lập sơ đồ tổ chức
+ Mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận
+ Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên
+ Chính sách sử dụng nhân viên
+ Định biên
(3) Chức năng kiểm soát
+ Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm toán
+ Lịch trình kiểm toán
+ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
+ Các biện pháp sửa sai
(4) Chức năng điều khiển
+ Ủy quyền cho cấp dưới
+ Giải thích đường lối chính sách
+ Huấn luyện và động viên
+ Giám sát và chỉ huy
+ Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả
+ Thiết lập các quan hệ mật thiết bên trong và bên ngoài tổ chức
- Làm việc trong bất kỳ tổ chức nào, vai trò của nhà quản trị vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của công ty. Và để ra quyết định hợp lý, nhà quản trị cần phải thực hiện các chức năng quản trị của mình.