logo

Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết bài Vịnh khoa thi Hương

Câu hỏi: Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết bài Vịnh khoa thi Hương. Qua câu kết cũng như cả bài thơ có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?

Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết bài Vịnh khoa thi Hương

Lời giải:

Trong hai câu kết bài Vịnh khoa thi Hương, giọng điệu của tác giả mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử - những bậc hiền tài của đất nước. Câu thơ "Nhân tài đất Bắc nào ai đó?" vừa là lời kêu gọi, vừa là lời tâm sự thẳng thắn về sự thật của đất nước. Đất Bắc vốn là từ chỉ Hà Nội, là nơi hội tụ ngàn năm kinh đô, nơi các bậc đế vương ngự trị. Chỉ với một câu hỏi phiếm chỉ “Nhân tài đất Bắc nào ai đó” vừa để chỉ những sĩ tử trong khoa thi - nơi hội tụ tài trí đất Bắc vừa mang ý nghĩa khái quát tất cả những ai tự cho mình là “nhân tài đất Bắc”. Tế Xương muốn nhắc tất cả nhân tài đất Bắc đó, hãy ngoảnh mặt lại mà trông cảnh nước nhà để nhận ra hiện trạng đất nước và nỗi nhục mất nước. Lời thơ như một tiếng than đau xót vô cùng của Tế Xương khi mắt phải nhìn thấy đất nước đang dần rơi vào tay giặc. Hai câu thơ đã thôi thúc, thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của tầng lớp tri thức phong kiến bấy giờ. Nếu ở sáu câu thơ trước, tác giả dùng giọng điệu mỉa mai, châm biếm thì ở hai câu thơ cuối bài tác giả đã chuyển sang giọng điệu trữ tình để nhằm lay gọi, đánh thức lương tri mọi người. Tế Xương thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại xâm, nhắc nhở mọi đừng quên nỗi nhục mất nước, đây chính là lời tâm sự một cách chua chát trước cảnh tình đất nước rối ren của tác giả.

>>> Xem thêm: Soạn bài Vịnh khoa thi Hương lớp 8 trang 46, 47, 48 Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 27/04/2023 - Cập nhật : 15/08/2023