Câu hỏi:
1. Xác định hóa trị của S trong hợp chất sulfur dioxide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử O) và hydrogen sulfide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử H).
2. Hãy xác định hóa trị của C trong hợp chất methane có trong Hình 5.3b
Lời giải:
1.
- Trong phân tử sulfur dioxide, một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử O nên S có hóa trị IV.
- Trong phân tử hydrogen sulfide, một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử H nên S có hóa trị II.
2. Hợp chất methane:
+ H có hóa trị I
+ 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H
+ Nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu
=> S có hóa trị IV
* Quy tắc hóa trị các bạn học sinh cần nắm vững
Trước khi rút ra kết luận về quy tắc hóa trị, chúng ta hãy thử đặt một phép tính đơn giản cho một công thức hóa học bất kỳ bao gồm hợp chất của hai nguyên tố (A, B), ký hiệu là AxBy. Trong đó, A có hóa trị là a; B có hóa trị là b; x và y là các chỉ số của nguyên tố đó. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tích của ax luôn luôn bằng by.
Từ đây, ta có thể dễ dàng rút ra kết luận: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Quy tắc này đúng cả khi A và B là một nhóm nguyên tử.
Ví dụ như với công thức hóa học của hợp chất Ca(OH)2: Ca có hóa trị là II; OH có hóa trị là I => 1x II = I x 2.
* Cách xác định hóa trị của một nguyên tố
Có 2 cách để xác định hóa trị của một nguyên tố đó là dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với hidro hoặc oxi. Cụ thể:
Người ta quy ước bằng cách gán cho H hóa trị I: Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hidro thì ta nói nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu. Ở đây, hóa trị của H được coi là đơn vị.
Ví dụ:
Với công thức hóa học của nước (H2O) thì oxi liên kết được với 2 nguyên tử hidro vì vậy Oxi được xác định có hóa trị là II.
Với công thức hóa học của hợp chất amoniac (NH3): Nitơ liên kết với 3 nguyên tử hidro. Vì vậy, trong trường hợp này Nitơ được xác định có hóa trị là III.
Oxi được xác định bằng hai đơn vị: Dựa vào quy ước này ta có thể dễ dàng tính hóa trị của các nguyên tử nguyên tố khác.
Ví dụ: Với công thức hóa học của Canxi oxit (CaO) thì Ca có khả năng liên kết như O. Vì vậy, Ca có hóa trị là II.
* Tính hoá trị của một nguyên tố
Để tính hóa trị của một nguyên tố, ta thực hiện như sau:
+ Gọi a là hóa trị nguyên tố cần tìm.
+ Dựa vào quy tắc hóa trị để tìm a
Ví dụ 1: Tìm hóa trị Cu trong CuCl2 biết Cl có hóa trị I
Giải: Gọi a là hóa trị của Cu, theo quy tắc hóa trị ta có: 1 . a = I . 2
=> a = II
Vậy Cu có hóa trị II
Ví dụ 2: Tính hóa trị của Ca trong hợp chất CaCO3 biết CO3 có hóa trị II
Coi cả nhóm CO3 là 1 nguyên tố có hóa trị II
* Nhận xét: a.x = b.y = Bội số chung nhỏ nhất
>>> Xem trọn bộ: Soạn KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KNTT