Câu hỏi: Em có thể vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đường ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi
Lời giải:
- Muối ăn (NaCl) là hợp chất ion nên là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy.
- Đường ăn và nước đá là hợp chất cộng hóa trị nên ở thể rắn, dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng sẽ dễ bay hơi do các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
* Khái niệm liên kết hóa học
Liên kết hóa học liên quan đến sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử, phân tử hoặc ion để tạo thành hợp chất hóa học. Các liên kết này có tác dụng giữ cho các nguyên tử bền vững trong việc tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
Như vậy, liên kết hóa học là liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hoặc tinh thể. Các hợp chất hóa học sẽ phụ thuộc vào độ bền của các liên kết hóa học giữa các thành phần, liên kết càng mạnh thì hợp chất càng bền vững.
* Cách xác định kiểu liên kết
a. Xác định định tính
- Liên kết giữa hai nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim là liên kết cộng hoá trị. Ví dụ H2, Cl2, O3, S8
- Liên kết giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau là liên kết cộng hoá trị có cực, ví dụ như HCl, H2O
- Liên kết giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim là liên kết ion
- Liên kết giữa các nguyên tử kim loại là liên kết kim loại (sẽ học ở phần đại cương kim loại lớp 12)
b. Xác định định lượng
Xác định định lượng dựa vào hiệu số độ âm điện của 2 nguyên tố tham gia liên kết là Δ (lấy giá trị đại số không nhân với hệ số). Dựa vào Δ có thể xác định được loại liên kết theo bảng sau:
Hiệu độ âm điện |
0 ≤ Δ < 0,4 |
0,4 ≤ Δ < 1,7 |
Δ ≥ 1,7 |
Loại liên kết |
Cộng hóa trị không phân cực |
Cộng hóa trị phân cực |
Ion |