Câu hỏi: Trong phân tử nước, một nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H, người ta nói rằng O có hóa trị II. Vậy hóa trị có mối liên hệ với công thức hóa học của hợp chất như thế nào?
Lời giải:
Khi biết được hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất ta có thể xác định được công thức hóa học của hợp chất.
* Khái niệm hóa trị
Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Ví dụ: NH3 (amoniac)
Nito hóa trị III
CaO (canxi oxit )
Canxi hóa trị II
Sắt có hai hóa trị II và III
Trong hợp chất FeCl3: Sắt có hóa trị III
Trong hợp chất FeCl2: Sắt có hóa trị II
* Cách xác định hóa trị của một nguyên tố
Có 2 cách để xác định hóa trị của một nguyên tố đó là dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với hidro hoặc oxi. Cụ thể:
Người ta quy ước bằng cách gán cho H hóa trị I: Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hidro thì ta nói nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu. Ở đây, hóa trị của H được coi là đơn vị.
Ví dụ:
Với công thức hóa học của nước (H2O) thì oxi liên kết được với 2 nguyên tử hidro vì vậy Oxi được xác định có hóa trị là II.
Với công thức hóa học của hợp chất amoniac (NH3): Nitơ liên kết với 3 nguyên tử hidro. Vì vậy, trong trường hợp này Nitơ được xác định có hóa trị là III.
Oxi được xác định bằng hai đơn vị: Dựa vào quy ước này ta có thể dễ dàng tính hóa trị của các nguyên tử nguyên tố khác.
Ví dụ: Với công thức hóa học của Canxi oxit (CaO) thì Ca có khả năng liên kết như O. Vì vậy, Ca có hóa trị là II.
* Ý nghĩa của Hóa Trị
Hóa trị biểu thị khả năng liên kết giữa nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của Hidro là I và hóa trị của Oxi là II
Hóa trị của một số nhóm nguyên tử như (SO4), (OH), (NO3) . . .
>>> Xem trọn bộ: Soạn KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KNTT