Câu hỏi: Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định 10 đô thị đông dân nhất ở châu Á (không tính Liên bang Nga).
- Cho biết các đô thị lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào? Vì sao?
Lời giải:
- Không tính LB Nga, 10 đô thị đông dân nhất ở Châu Á theo thứ tự giảm dần như sau:
Tô-ky-ô (Nhật Bản), Niu Đê-li (Ấn Độ), Thượng Hải (Trung Quốc), Đắc-ca (Băng-la-đét), Bắc Kinh (Trung Quốc), Mum-bai (Ấn Độ), Ô-xa-ca (Nhật Bản), Ca-ra-si (Pa-ki-xtan), Trùng Khánh (Trung Quốc), I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ).
- Do có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước nên các đô thị lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực ven biển.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á - Chân trời sáng tạo
Bổ sung kiến thức về Dân số, vấn đề đô thị hóa tại Châu Á và Sự bùng nổ cư dân thành thị ở Châu Á
Dân số, vấn đề đô thị hóa tại Châu Á
- Một vấn đề nữa mà các quốc gia Châu Á phải đối mặt do dân số đó là việc đô thị hóa nhanh. Điều này diễn ra phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á. Trong thập kỷ qua việc đô thị hóa không mang lại cho người dân ở khu vực này mức sống tốt hơn. Thậm chí nó còn gây ra thực trạng đáng lo ngại là việc đô thị hóa không song song với tăng trưởng.
- Dự đoán của các nhà nghiên cứu là đến năm 2030 dân số đô thị của khu vực Đông Nam Á sẽ tăng lên khoảng 100 triệu người. Những đô thị lớn của Đông Nam Á có thể kể đến như Phnom Penh của Campuchia, JaKata của Indonesia, Kuala Lumpur của Malaysia, Manila của Philipines, Bangkok của Thái Lan, TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam và Singapore của quốc đảo Singapore. Hiện nay Singapore đang dẫn đầu về tốc độ thị hóa và tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
- Việc đô thị hóa nhanh nhưng không đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế ở một số nước sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tình trạng giao thông bị quá tải, ùn tắc, sự thiếu hụt các cơ sở vật chất quan trọng của con người như bênh viện, trường học…
Sự bùng nổ cư dân thành thị ở Châu Á
- Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử, hơn một nửa dân số thế giới (khoảng 3,3 tỷ người) sống ở các thị trấn và thành phố, tăng khoảng 30% so với những năm 1950. Ở châu Á, đô thị hóa đang diễn ra với một tốc độ chóng mặt và cùng với “Giấc mơ châu Á”, hàng triệu người đã trở thành cư dân thành phố.
- Trong thời gian từ năm 1980 - 2010, số dân thành thị ở châu Á đã tăng hơn 1 tỷ người, nhiều hơn mức tăng ở các đô thị thuộc những khu vực khác của thế giới cộng lại. Dự báo đến năm 2040, dân số thành thị ở châu Á sẽ tăng thêm 1 tỷ người. Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, châu Á được dự báo sẽ có 21 siêu đô thị (với mỗi thành phố có hơn 10 triệu dân) trong số 37 siêu đô thị trên toàn thế giới.
- Với sự quản lý tương đối tốt, nguồn tài chính dồi dào và sự quan tâm đến vấn đề an toàn công cộng, thủ đô Tokyo của Nhật Bản hồi tháng 9/2013 đã vượt qua hai đối thủ nặng ký là thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ và Madrid của Tây Ban Nha, trở thành thành phố châu Á đầu tiên đăng cai Olympic mùa Hè vào năm 2020 kể từ khi Bắc Kinh tổ chức sự kiện này năm 2008. Seoul cũng tổ chức Thế vận hội này 2 thập kỷ trước đó. Để Thế vận hội này thành công, trong 7 năm tới, Tokyo sẽ phải đổ hàng triệu USD nhằm cải tiến đô thị và đầu tư vào các cơ sở dịch vụ khác.
- Tại Trung Quốc, nước này vừa công bố kế hoạch di chuyển 250 triệu người dân từ nông thôn vào sinh sống trong các khu đô thị được xây dựng để phục vụ Thế vận hội năm 2008 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây chỉ là một ví dụ về việc đô thị hóa sẽ thay đổi cuộc sống của hàng triệu người dân tại châu Á một cách "hào nhoáng" như thế nào. Nhưng rất dễ để nhận ra rằng, nhiều thành phố phát triển với tốc độ chóng mặt như vậy sẽ đặt ra những thách thức lớn trong vài thập kỷ tới.