Câu hỏi: Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn mô tả về đặc điểm một đồng bằng hoặc một cao nguyên ở châu Á.
Nhiệm vụ 2: Em hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một con sông, hồ lớn hoặc đới thiên nhiên ở châu Á.
Lời giải:
Nhiệm vụ 1:
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang. Độ cao của cao nguyên đá Đồng Văn là từ 1.000-1.600m so với mực nước biển và có tổng diện tích khoảng 2.356 km2. Tại cao nguyên đá Đồng Văn khi du khách đi du lịch thì nên lựa chọn thời điểm phù hợp. Khí hậu Hà Giang lạnh và có nhiệt độ trung bình năm khoảng 21-23 độ C. Thời điểm thích hợp nhất để mọi người đi du lịch tại Cao nguyên đá Đồng Văn đó là tháng 10,11 và 12. Đây cũng là mùa hoa tam giác mạch nở rộ với những cánh đồng cải khoe sắc. Đứng từ trên cao bạn sẽ bắt gặp khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Nhiệm vụ 2:
Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về sông Mê Công:
Sông Mê Công (Mekong) bắt nguồn từ suối Lạp Tái Cống Mã ở núi Quốc Trung Mộc Sách, Thanh Hải (Trung Quốc) từ độ cao 5.224 m so với mặt biển. Đây là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Tính theo độ dài (4.880 km) thì sông Mê Công đứng thứ 12 trên thế giới (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam.
Tại Việt Nam sông Mê Công được gọi là sông Cửu Long Nam. Sông Cửu Long chảy thành hai nhánh song song: Sông Tiền và sông Hậu, dài khoảng 230 km từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến Biển Đông. Sông Tiền đi vào phần giáp ranh giữa huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và huyện Tân Châu của tỉnh An Giang. Đến huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, sông Tiền tách thành hai nhánh là sông Tiền và sông Cổ Chiên.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á - Chân trời sáng tạo
Bổ sung kiến thức Sơ lược về Châu Á và Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á
Sơ lược về Châu Á
Châu Á là lục địa lớn nhất thế giới, bao gồm 50 quốc gia độc lập và nằm ở phần phía đông của lục địa Á-Âu. Các nước Châu Á được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở phía Đông và Ấn Độ Dương ở phía Nam.
Nó được tách biệt với châu Phi bởi kênh đào Suez. Biển Địa Trung Hải và Biển Đen tách châu Á với châu Âu, đường biên giới 2 châu lục này chạy dọc theo dãy núi Caucasus, biển Caspian, sông Ural và dãy núi Ural. Ranh giới này chạy xuyên qua lãnh thổ của Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy các nước này nằm ở cả hai châu lục.
Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á
– Trung tâm địa lý đất liền châu Á chính là chỉ một điểm ở bên trong phạm vi đất liền châu Á ở vào vị trí cân bằng, nó cách đường bờ biển vây chung quanh đất liền xa nhất, có tính đất liền mạnh nhất.
– Căn cứ vào cách nói của Trung Quốc vị trí của nó nằm ở thôn Vĩnh Tân – Vĩnh Phong – Ô Lỗ Mộc Tề – Ô Lỗ Mộc Tề khu đặc trị Tân Cương. Một mặt khác trung tâm của châu Á mà Nga tuyên bố ở vào khu Tos-Bulak, thủ phủ Kyzyl, nước cộng hòa Tuva – Liên Bang Nga.
– Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến Xích đạo nên lượng bức xạ Mặt trời phân bố ở các vĩ độ phía Nam, tổng lượng bức xạ hằng năm cao thay đổi từ 120 – 180 kcal/cm2. Trong đó, vùng Tây nam Á đạt cao nhất từ 180 – 220 kcal/cm2 ở các vĩ độ trung bình từ 100 – 120 kcal/cm2 còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm2.
– Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc.
– Địa lý châu Á có thể xem là phức tạp và đa dạng nhất trong số các châu lục trên mặt đất. Châu Á được phân biệt với các châu lục khác không chỉ bởi các biển và đại dương mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác.
– Các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm ranh giới tự nhiên cho châu lục mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, sự có mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu Á khổng lồ đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng trên châu Á hơn bất kỳ một châu lục nào khác trên thế giới.