logo

While preparing for your wedding

Đáp án chính xác bài tập tìm lỗi sai trong câu: “While preparing (A) for your wedding.(B), keeping (C) in mind that this is just the first step in your future lives of love together (D).” 


Trắc nghiệm: Error identification: 

While preparing (A) for your wedding.(B), keeping (C) in mind that this is just the first step in your future lives of love together (D).

A. Preparing

B. Wedding

C. Keeping

D. Together

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Keeping


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C

Trong câu thức mệnh lệnh, động từ để ở dạng nguyên thể: keeping => keep

Tạm dịch: Trong khi chuẩn bị lễ cưới của bạn, hãy nhớ rằng đây chỉ là bước đầu tiên trong cuộc sống tình yêu tương lai của các bạn cùng nhau.

→ Đáp án cần chọn là C. Keeping


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Câu mệnh lệnh là gì?

Câu mệnh lệnh là loại câu đưa ra các chỉ dẫn hoặc lời khuyên, đồng thời thể hiện một mệnh lệnh, sự sai khiến, định hướng hoặc yêu cầu. Trong tiếng Anh, câu mệnh lệnh còn được gọi là “jussive” hoặc “directive”. Tùy thuộc vào cách truyền đạt, một câu mệnh lệnh có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

[ĐÚNG NHẤT] While preparing for your wedding

Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ. Chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là người nghe, nhưng điều này không áp dụng với câu mệnh lệnh ở dạng gián tiếp.

Ví dụ:

+ Open the door, Susie. Let me in, right now!

(Mở cửa ra, Susie. Để tôi vào đó, ngay bây giờ!)

+ Annie told Susie to open the door.

(Annie bảo Susie mở cửa.)


2. Câu mệnh lệnh trực tiếp

– Đứng đầu câu là động từ nguyên mẫu không có “to”, không có chủ ngữ. Trong câu có thể có kèm theo từ “please” ở đầu hoặc cuối câu thể hiện ý trang trọng, lịch sự.

Ví dụ:

+ Enjoy you meal.  (Ăn ngon miệng nhé.)

+ Stop talking and open your books. (Ngừng nói chuyện và mở sách ra.)

+ Be quiet. (Trật tự nào.)

+ Stop here, please. (Làm ơn dừng tại đây.)

– Đứng đầu câu là một danh từ riêng hoặc đại từ nhằm xác định cụ thể đối tượng được nói đến trong câu mệnh lệnh

Ví dụ:

+ David, hurry up. (Nhanh lên David)

+ Tom, stand up. The others stays sitting. (Tom đứng lên, các bạn khác vẫn ngồi tại chỗ)

– Đứng đầu câu là “you” biểu đạt sự tức giận hoặc thể hiện ý ra lệnh.

Ví dụ:

+ You come here. (Bạn lại đây)

+ You do it right now. (Bạn làm nó ngay bây giờ đi)

+ you get lost. (Bạn hãy biến khỏi đây đi)

–  Đứng đầu câu là động từ “do” biểu đạt ý nhấn mạnh trong câu mệnh lệnh
Ví dụ:

+ Do sit down (Ngồi xuống đi)

+ Do be careful! (Thật cẩn thận đấy nhé)

- Câu mệnh lệnh dạng câu hỏi/nghi vấn

Khi đưa ra mệnh lệnh, người nói thường có xu hướng đặt câu yêu cầu dạng câu hỏi để đặt bớt áp lực lên người nghe. Các động từ tình thái như Can, Could, May,… thường được sử dụng trong dạng câu này. 

Ngoài ra, các trợ động từ như Would, Will,… cũng được dùng phổ biến để tăng mức độ lịch sự.

Ví dụ:

+ Could you show me the way to the post office? (Bạn có thể chỉ đường cho tôi đến bưu điện được không?)

+ Would you call me tomorrow to discuss this issue again? (Bạn có thể gọi điện thoại cho tôi vào ngày mai để bàn lại vấn đề này được không?)

Trong trường hợp, các động từ khuyết thiếu làm giảm sắc thái mệnh lệnh yêu cầu của câu chứ không phải hỏi về khả năng của người nghe. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thêm PLEASE vào sau chủ ngữ hoặc ở cuối câu để tăng tính lịch sự và thể hiện ý nài nỉ. 

Ví dụ:

+ Can you please cook dinner for me? I am very tired. (Tối nay anh nấu bữa tối được không? Em rất mệt.)

+ Will you not to talk too loudly please? (Anh làm ơn có thể đừng nói chuyện quá to được không?)


3. Câu mệnh lệnh gián tiếp

Các động từ thường được dùng trong câu mệnh lệnh gián tiếp: to tell, to ask, to order,…

Ví dụ:

+ Please ask him to line up.

Làm ơn yêu cầu anh ta xếp hàng.

+ Tell Jack to turn down the volume.

Bảo Jack vặn nhỏ âm lượng xuống


4. Cấu trúc câu mệnh lệnh

a. Đối với ngôi thứ nhất

- Ý nghĩa

Câu mệnh lệnh với ngôi thứ nhất được dùng để thuyết phục người nghe thực hiện một hành động gì đó cùng người nói hoặc để đưa ra một gợi ý.

Với ngôi thứ nhất, khi sử dụng câu mệnh lệnh ta sẽ dùng cấu trúc Let’s…

- Cấu trúc

Câu khẳng định: Let us (Let’s) + V - infinitive 

Câu phủ định: Let us (Let’s) + not + V - infinitive

➥ Ví dụ:

+ Let us travel to Thailand this summer

+ Let’s not be alarmed by rumours

- Lưu ý

Trong tiếng Anh thân mật hàng ngày, ta có thể sử dụng DO NOT LET’S (DON’T LET’S) thay cho LET’S NOT.

➥ Ví dụ:

+ Let's not be alarmed by rumors

+ Don't let's be alarmed by rumors

b. Đối với ngôi thứ 2

- Hình thức giống như nguyên mẫu không "To"-bare infinitive.

Hurry! : Nhanh lên!

Wait!: Đợi đã!

Stop! : Dừng lại!

Câu phủ định, ta thêm "Do not" trước động từ.

Don't hurry! : Đừng vội.

- Trong câu mệnh lệnh, chủ từ ít được đề cập đến, nhưng ta có thể đặt một danh từ đứng cuối cụm từ.

Eat your dinner,boy.

(Ăn tối đi nhóc!)

Be quiet, Tom.

(Tom, trật tự!)

Đại từ "You" ít khi được dùng, trừ khi người nói muốn tạo sự khác biệt hoặc muốn thể hiện sự thô lỗ.

You go on;I'll wait.

Mày tiếp tục đi, tao sẽ đợi.

- "Do" có thể đặt trước động từ trong những câu mệnh lệnh ở thể khẳng định:

Do hurry.

Lẹ lên nào!

Do be quiet.

Trật tự!

c. Đối với ngôi thứ 3

Câu mệnh lệnh với ngôi thứ ba, chúng ta thường sử dụng cấu truc  Let…

- Cấu trúc

Câu khẳng định: Let + Object + V – infinitive

Câu phủ định: Let + Object + not + V – infinitive

➥ Ví dụ:

+ Let him play football

+ Let her not come home

- Lưu ý

+ Hiện nay, người ta thường sử dụng cách nói thông dụng hơn đó là:

+ Với câu khẳng định: S + be + to V – infinitive/ must V – infinitive

+ Với câu phủ định: S + be +  not to V – infinitive/ must not V – infinitive

icon-date
Xuất bản : 20/05/2022 - Cập nhật : 20/05/2022