logo

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về bài thơ Mưa của Anh Thơ

Bài thơ Mưa của Anh Thơ chắc hẳn đã để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả bởi những lời thơ tha thiết, thấm đậm lòng người, những cơn mưa, hình ảnh mưa nơi quê hương đã được nhà thơ khắc họa độc đáo. Hãy cùng Toploigiai Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về bài thơ Mưa của Anh Thơ nhé!


Dàn ý viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về bài thơ Mưa của Anh Thơ

* Mở bài

- Những nét khái quát về tác giả Anh Thơ và bài thơ Mưa

- Dẫn vào vấn đề nghị luận: Đánh giá bài thơ Mưa - Anh Thơ

* Thân bài

- Vị trí bài thơ

- Nội dung khái quát của bài thơ Mưa

- Phân tích, đánh giá về bài thơ về nội dung, ý nghĩa,…

=> Khái quát lại vấn đề nghị luận.

* Kết bài

- Khẳng định vấn đề nghị luận.

- Cảm nhận về ý nghĩa và đánh giá về tác phẩm.

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về bài thơ Mưa của Anh Thơ

Văn bản nghị luận phân tích đánh giá về bài thơ Mưa của Anh Thơ

Văn học Việt Nam có bề dày về lịch sử hình thành cũng như quá trình phát triển qua từng giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đã để lại những dấu ấn không thể phai nhạt trong lòng độc giả - những người yêu âm thanh nhẹ nhàng du dương của lời văn, lời thơ ngọt ngào bởi thơ ca nuôi dưỡng tâm hồn. Các nhà văn, nhà thơ cũng có dấu ấn của riêng mình, với tôi những bài thơ mộc mạc và da diết làm tôi vô cùng yêu thích, đặc biệt là bài thơ Mưa nằm trong tập thơ Bức tranh quê của tác giả Anh Thơ khiến cho tôi yêu những lời thơ hơn. Bài thơ hiện lên chân thực và mộc mạc của hình ảnh thôn quê trong cơn mưa.

Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả đã khéo léo khắc họa hình ảnh của sự vật nơi thôn quê, có lũy tre làng, có hàng cau, cánh đồng những hình ảnh mộc mạc và giản dị vô cùng khiến cho độc giả nhớ về quê hương thân yêu. 

Tre lả lướt nghiêng đầu cho nước gội

Cau thẳng mình dang lá đón mưa rơi,

Đồng chìm xuống bông lúa vàng rũ rợi,

Ao rềnh lên bè rau muống xanh tươi.

Tác giả đã khiến cho sự vật trở nên sinh động giống như một con người tre lả lướt nghiêng đầu cho nước lội, những lá tre trong cơn mưa, nghiêng xuống tắm mát, hứng lấy những hạt ngọc trời cho để phát triển sinh sôi. Cây cau thì thẳng mình, đón những hạt mưa rơi, những trận mưa kéo đến làm dịu đi ánh nắng chói chang những cánh đồng lúa đã đến mùa gặt gặp mưa làm trĩu những bông lúa chìm xuống dòng nước mưa rũ rưỡi đổ xuống, cái ao thì nước dâng cao có những bè rau muống gặp nước mưa xanh tươi mơn mởn hẳn lên. Tất cả như được tưới tắm sau những ngày nắng nóng, chỉ có cánh đồng lúa sắp được gặt thì gặp cơn mưa, cho thấy những hình ảnh bình dị của thôn quê, có lũy tre làng, có cánh đồng lúa khiến cho tâm hồn người ta ấm áp và nhớ nhung. 

Nếu như khổ thơ đầu, Anh Thơ đã đưa chúng ta vào những hình ảnh đầu tiên của cơn mưa với những sự vật, mang hình ảnh gợi tả của cơn mưa thì ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã đi sâu vào khung cảnh cuộc sống con người.

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về bài thơ Mưa của Anh Thơ

Trên nhà vắng gió lùa hơi ướt át,

Cu bé ngồi nhào đất nặn tò te.

Dưới bếp lạnh, lũ gà vào bới rác

Mặc đàn ruồi, đàn nhặng lượn vo ve.

Những cơn mưa của ngày mùa, khi những người nông dân ra đồng làm việc cho kịp thời vụ trên những căn nhà vắng tanh, cơn gió của cơn mùa lùa vào ngôi nhà nhỏ đơn sơ khiến mọi thứ trở nên ướt át, đó cũng là hình ảnh quen thuộc của thôn quê những ngày mùa bận bịu, trái ngược với cuộc sống bận bịu của các bác nông dân thì đâu đó có cậu bé ngồi chơi bên nhà, ngồi nhào đất sét để nặn tò he trò chơi dân gian của dân tộc, hình ảnh bình dị, không có những ồn ào, tấp nập của thành phố mà nó trở thành tuổi thơ của biết bao đứa trẻ nơi quê hương. Mưa lớn, những đàn gà chạy ra kiếm thức ăn trong bếp, đào bới rác cũng là hình ảnh quen thuộc của làng quê.

Ở khổ thứ hai, tác giả đã khắc họa những hình ảnh của cuộc sống hằng ngày của con người, hình ảnh vô cũng thân thuộc và gần gũi, còn ở khổ thơ cuối này, tác giả có lẽ đã cho thấy được sự vật dưới cơn mưa rõ nét hơn.

Ngoài đường lội một vài người về chợ

Trĩu gánh hàng như trĩu quang mưa.

Yên ổn nhất trong gian chuồng êm cỏ

Lũ lợn nằm mát mẻ ngủ quên trưa.

Những cảnh của các cô, các mẹ đi chợ về gặp cơn mưa, trên vai vẫn còn những gánh hàng đi bán bị mưa ướt, cuộc sống mưu sinh vất vả của con người nơi đây để có đủ cơm ăn, áo mặc trong những ngày tháng khó khăn khi đất nước chưa giành được độc lập, tác giả đã khéo léo dùng hình ảnh tấp nập trong cơn mưa với dòng người vội về nhà với đàn lợn ngủ quên trưa trong chuồng tạo nên những hình ảnh vừa quen thuộc, vừa bình dị của những ngày mưa nơi thôn quê.

Bài thơ Mưa đã được tác giả khắc họa vô cùng chân thực, từ sự vật, quang cảnh cho đến cuộc sống hàng ngày của con người nơi quê hương yên bình. Chắc hẳn nhà văn Anh Thơ đã có một tuổi thơ với những kỉ niệm vô cùng sâu sắc mới viết được tác phẩm hay đến như vậy, đẹp về nội dung với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hình thức thể hiện câu từ chặt chẽ mang nhiều ấn tượng, sức hút tới người đọc, có lẽ đây là bài thơ Mưa hay nhất mà tôi đã được cảm nhận từ đó nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong tim.


Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Mưa của Anh Thơ

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về bài thơ Mưa của Anh Thơ

-----------------------------------------

Trên đây là các bài mẫu Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về bài thơ Mưa của Anh Thơ do Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 05/12/2022 - Cập nhật : 22/04/2024