logo

Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu (2 mẫu)

Tác phẩm “Thà đui” của tác giả Nguyễn Đình Chiểu khiến cho người đọc nghiền ngẫm ngay từ những câu văn đầu tiên. Tổng quan bài thơ, ta thấy được sự u ám xuyên suốt và sự châm biếm của tác giả đối với những thói đời hủ bại. Hãy cùng Toploigiai Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu nhé!


Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu số 1

      Chắc chắn cái tên Nguyễn Đình Chiểu không còn xa lạ gì với nhiều người khi các tác phẩm của ông đều vô cùng nổi tiếng. Tiêu biểu nhất là Lục Vân Tiên, một câu chuyện anh hùng được lưu truyền và được nhân dân hoàn nghênh. Bên cạnh những tác phẩm thơ kể chuyện, ông còn có nhiều bài thơ phê phán những thói đời hư xấu của con người. Tác phẩm đó chính là “Thà đui”, một tác phẩm khiến cho người đọc nghiền ngẫm ngay từ những câu văn đầu tiên. 

      Tổng quan bài thơ, ta thấy được sự u ám xuyên suốt và sự châm biếm của tác giả đối với những thói đời hủ bại. Dựa vào hình ảnh trái ngược mắt sáng - mắt mù, ông khiến cho người đọc chiêm nghiệm được nhiều điều. Ông ôm hận đối với việc đời phụ người tài. Nói cho cùng, một tấm lòng son với nhiệt huyết lại bị vùi tắt bởi số phận chẳng an bài. Ông thẳng thắn phê phán những kẻ mắt sáng nhưng không “sáng mắt”. 

      Ngay đầu tiên, ông đã nêu ra cái khổ của bản thân và thói hư của con người:

Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ

      Như đã biết, Nguyễn Đình Chiểu là người có xuất thân phức tạp. Những nét văn hoá của các vùng Nam Bộ đã hun đúc và tạo nên tính cách của ông. Nguyễn Đình Chiểu chú ý việc thờ phụng, vì đó là đạo của người làm con, cũng là phận của người bề dưới. Vậy nên, ông khinh thường những kẻ không nhớ cội nguồn, không thờ phụng và giữ trọn đạo hiếu. 

Dầu đui mà khỏi danh nhơ

Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình

Dầu đui mà đặng trọn mình

Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu

      Cái ăn, cái hình là những thứ tiếp theo tác giả nói tới. Đây là những thứ mà người quân tử cổ đại coi trọng, là thứ để đánh giá một con người. Vậy nên điều tất yếu là phải chỉn chu về ngoại hình, ăn uống để thể hiện đạo đức nên có của một con người. 

Sang chi theo thói tha cầu

Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai

Sáng chi đắm sắc tham tài

Lung lòng nhân dục mang tai họa trời

Sáng chi sàm nịnh theo đòi

Nay vinh mai nhục mang lời thị phi

      Những thói ham sang, tham sắc, nịnh hót cũng bị tác giả phê phán. Đây là những thói của kẻ tiểu nhân, hình ảnh đối lập mắt sáng, dầu đui. Con người luôn có lòng tham không đáy, có thể vì tiền tài mà bán rẻ người thân và chính mình. Đó chính là sự sỉ nhục của con người, là thứ mà Nguyễn Đình Chiểu căm ghét. Họ có đủ sức khỏe, đủ khả năng để đảm đương công việc lớn. Nhưng con đường mà họ chọn lại là con đường tắt tối om, quanh co. Đó cũng là nguồn cơn gây nên tai hoạ và bao điều trái ngang. 

Thấy rồi muôn việc trong trần

Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta.

Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu

      Nguyễn Đình Chiểu không còn đôi mắt, nhưng ông lại có một tâm hồn sáng ngời. Đó là thứ soi tỏ con đường ông đi. Ông vẫn có thể viết, vẫn có thể dùng con chữ để nói ra suy nghĩ của bản thân, phản ảnh những việc làm hủ bại của kẻ mắt sáng nhưng tâm mù. Đây là sự so sánh không khập khiễng mà còn vô cùng chính xác. 

      Giá trị của tác phẩm nằm ở phép so sánh giữa mắt sáng và tâm sáng. Với câu văn đầy vẻ châm biếm, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện được tư tưởng của bản thân và phê phán sâu sắc những hành vi hám sắc, cầu vinh của con người. 


Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu số 2

      Được sinh ra và trưởng thành trong một thời kỳ chẳng mấy yên bình, Nguyễn Đình Chiểu từ lâu đã nảy sinh ra những suy nghĩ to lớn dù thân thể ông không cho phép. Khi mất đi đối mắt khi tuổi đời vừa chớm 20, ông bống ngộ ra được nhiều điều. Qua hoàn cảnh của bản thân, ông cũng lên tiếng mỉa mai những trường hợp “tuy không mù nhưng lại chẳng bằng người mù”. Điều này được thể hiện rõ qua tác phẩm Thà Đui của Nguyễn ĐÌnh Chiểu, thể hiện quan điểm của ông về một số vấn đề trong xã hội hiện tại. 

Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu

      Ngay từ những dòng đầu tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện được nỗi hận của mình thông qua việc so sánh kẻ đui còn biết thờ phụng ông bà, những kẻ sáng mắt mà không để làm gì, đến cội nguồn cũng không nhớ. Đây là một điều đại kỵ trong phong tục thời cổ đại. Nhưng thực chất, cũng không thiếu những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, khiến cho toàn dân loạn lạc. Đây mới là điều đáng phỉ nhổ. Từ những việc nhỏ như không thờ phụng, tác giả cũng phê phán những thói xấu khác trong cuộc sống của con người.

      Đó là việc theo văn hoá của nước ngoài, không coi trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc. Người ta bắt đầu chạy theo những thứ mới lạ mà bỏ quên đi văn hoá đất nước. Đây là một trong những thứ mà người thi nhân giữ gìn, là một đạo trong những đạo làm người. Đến một kẻ mất đi đôi mắt còn hiểu được đạo lý này, há là một người mắt sáng, đủ đầy?

      Trong những câu thơ tiếp theo, Nguyễn Đình Chiểu cũng liên tục phê phán những thói hư tật xấu khác của con người. Đó là tham tài, ham sắc và hay nịnh nọt. Đây được coi là những việc của kẻ tiểu nhân mới làm. Con người không hiểu được thế nào là đủ, không phân trắng đen phải trái. Chính vì vậy, lẽ đời mới xảy ra những điều đáng tiếc, những thứ đáng buồn. Đó không phải những người bất tài, vô dụng. Nhưng họ lại mang tài của mình làm việc khác. Nỗi uất hận của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm, rồi hạ xuống bằng câu thơ: Thấy rồi muôn việc trong trần/ Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta. Bởi trên thế gian có rất nhiều việc mà chúng ta chẳng thể quản được. Thứ mà tác giả có thể giữ được chính là cái tâm trong sáng, thay cho đôi mắt bị đui mù.

      Bài thơ là sự tiếc nuối của một bậc anh tài trước thế sự trớ trêu. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh được cuộc sống và con người hủ bại của phong kiến lúc bấy giờ. Người có tài mà không có sức, người có sức nhưng lại tha hoá, chẳng đáng mặt người tài. 

-------------------------------

Trên đây là các bài văn mẫu phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu do Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 06/12/2022 - Cập nhật : 25/09/2023