logo

Nghị luận Chữ người tử tù (học sinh giỏi)

Nguyễn Tuân có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, những tác phẩm đều mang đậm chất thơ, có một vẻ đẹp vượt thời đại. Tiêu biểu cho phong cách hành văn này chính là tác phẩm Chữ người tử tù trong tập Vang bóng một thời. Để tìm hiểu rõ hơn về bài các bạn hãy cùng Toploigiai theo dõi dàn ý và bài văn mẫu Nghị luận Chữ người tử tù học sinh giỏi dưới đây nhé.


Lập dàn ý Nghị luận Chữ người tử tù học sinh giỏi

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù

b. Thân bài:

- Nêu tình huống truyện và bối cảnh xảy ra câu chuyện

- Phân tích nhân vật Huấn Cao:

+ Là một người nghệ sĩ tài ba, có tải viết chữ đẹp.

+ Là một con người có cốt cách, khí phách hiên ngang, lỗi lạc. 

+ Là một người thiện lương, thấu tình đạt lý

- Phân tích nhân vật người quản ngục

+Tấm lòng trân trọng nhân tài, dũng cảm

+ Sự khao khát và trân trọng đối với học thức, với cái đẹp

- Phân tích về cảnh cho chữ: Diễn ra lúc nào, địa điểm nào và thể hiện điều gì

c. Kết bài: Những nét đặc sắc của tác phẩm và khẳng định sự thành công của tác phẩm.

Nghị luận Chữ người tử tù học sinh giỏi

Bài văn tham khảo Nghị luận Chữ người tử tù học sinh giỏi

Nguyễn Tuân là một nhà văn có tài và yêu thích cái đẹp. Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, những tác phẩm đều mang đậm chất thơ, có một vẻ đẹp vượt thời đại. Tiêu biểu cho phong cách hành văn này chính là tác phẩm Chữ người tử tù trong tập Vang bóng một thời. Tác phẩm khiến cho nhiều người yêu thích văn học phải bật thốt lên vì vẻ đẹp như tranh vẽ của tác phẩm. 

- Nêu tình huống truyện và bối cảnh xảy ra câu chuyện

Nguyễn Tuân xây dựng một tình huống truyện hết sức độc đáo và mới lạ. Đó là cảnh gặp gỡ của hai nhân vật chính tại nhà tù, một nơi tối tăm chuyên giam giữ những phạm nhân mang trên mình trọng tội. Người tử tù Huấn Cao, một người có tài, có đức nhưng lại sinh ra không đúng thời thế và một người quản ngục đại diện cho hệ thống pháp luật đương thời nhưng lại trân trọng cái đẹp. Vốn dĩ, quan hệ giữa hai người phải như nước với lửa. Nhưng tại nhà tù tăm tối ấy, vai vế của cả hai như đổi ngược cho nhau. Người quản ngục kính trọng tài năng viết chữ nhanh và đẹp của Huấn Cao, dường như lại ở vị trí dưới so với một kẻ tử tù. Tuy nhiên, chính nhờ cách xây dựng sáng tạo ấy lại khiến cho tính cách các nhân vật càng thêm rõ và nổi bật được nội dung chủ đề của câu chuyện.

- Phân tích nhân vật Huấn Cao

Tác giả xây dựng hình ảnh của người tử tù Huấn Cao vô cùng chi tiết. Đầu tiên, tài năng của ông là một thứ không thể nào chối cãi. Ông có tài viết chữ nhanh và đẹp, nổi danh khắp mọi nơi. Con chữ cũng đại diện cho tính cách con người, vậy nên ta có thể thấy được luôn con người ông. Ông có cái sự kiêu ngạo về tài năng của mình, nhưng không vì thế mà lấy làm tự mãn. Ông cũng sẽ cho chữ, nhưng lại không vì quyền thế tiền tài mà mất đi vẻ đẹp của con chữ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Tuy giỏi chữ nghĩa nhưng ông lại không dùng nó cho những mục đích xấu. Ông là đại diện cho những người muốn lật đổ chế độ phong kiến đầy tàn ác. Do chống lại triều đình, ông mới bị đưa vào ngục và phải nhận cái chết.

Một chi tiết càng tôn lên nhân cách của Huấn Cao nữa là khi người quản ngục đến xin chữ. Lúc đầu, ông khinh bạc kẻ bán mình cho cái ác, không chịu cho vẻ mặt thân thiện. Nhưng khi biết mục đích của người quản ngục, ông đồng ý và nói: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Người đọc thấy được lòng quý trọng người yêu cái đẹp, thấu tình đạt lý.

- Phân tích nhân vật người quản ngục

Viên quản ngục là một người có số phận trái ngược, cũng từ đó tạo nên sự bi kịch của ông. Vốn dĩ, ông là người hiền lành, dịu dàng và yêu cái đẹp. Tuy nhiên, ông lại phải giam mình trong cái lồng tăm tối và tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh ấy, ông vẫn khao khát cái đẹp và muốn xin chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Những hành động và lời nói của ông đều thể hiện sự trân trọng, sùng kính. Thậm chí, ông còn vái người tù “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

- Phân tích về cảnh cho chữ: Diễn ra lúc nào, địa điểm nào và thể hiện điều gì

Khung cảnh chấn động nhất tác phẩm có lẽ chính là cảnh cho chữ. Hai nhân vật trong đó, bất kể trước đây làm gì, có đứng ở hai thái cực ra sao thì tại khoảnh khắc này, họ chỉ là những con người có cùng đam mê con chữ. Ngọn đèn hiu hiu dường như bừng sáng rực rỡ trong ngục tù tối tăm, nền giấy trắng và dòng chữ đen nổi bật. Người viết chú tâm, người xin sùng kính. Khung cảnh ấy làm người đọc thấy được sự thần thánh, trang nghiêm như một nghi thức.

Nhờ những hình ảnh đối lập, nghệ thuật xây dựng nhân vật sâu sắc, Nguyễn Tuân đã làm cho tác phẩm trở nên vô cùng đặc biệt. Những cái thiện lương, tàn ác được phân biệt rạch ròi, làm tôn lên nghệ thuật trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Qua những chi tiết, tác giả cũng kín đáo bộc lộ tình yêu nước của mình, cũng thể hiện được vẻ đẹp của văn học như những thước phim.

-----------------------------

Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu Nghị luận Chữ người tử tù học sinh giỏi do Toploigiai biên soạn, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trinh học tập. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 08/11/2022 - Cập nhật : 15/08/2023