logo

Viết tất cả các phép tính có các số hạng giống nhau sao cho tổng bằng 6?

Câu hỏi: Viết tất cả các phép tính có các số hạng giống nhau sao cho tổng bằng 6?

Trả lời:

1+1+1+1+1+1=6

2+2+2=6

3+3=6

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức tổng hợp toán lớp 4!


1. Số và chữ số

- Dùng 10 chữ số để viết số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

● Có 10 số có 1 chữ số (từ 0 đến 9)

● Có 90 số có 2 chữ số (từ 10 đến 99)

● Có 900 số có 3 chữ số (từ 100 đến 999)

● Có 9000 số có 4 chữ số (từ 1000 đến 9999)

Viết tất cả các phép tính có các số hạng giống nhau sao cho tổng bằng 6?

- Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Không có số tự nhiên lớn nhất.

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau một đơn vị.

- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 gọi là số chẵn. Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.

- Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là số lẻ. Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.


2. Hàng và lớp

* Lớp nghìn

Số

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Trăm nghìn

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

567       5 6 7
34 567   3 4 5 6 7
234 567 2 3 4 5 6 7

Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.

Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn hợp thành lớp nghìn.


3. Triệu và lớp triệu

Số

Lớp triệu

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Trăm triệu

Chục triệu

Triệu

Trăm nghìn

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

123 456 789 1 2 3 4 5 6 7 8 9

4. Phép cộng

1. a + b = b + a

2. (a + b) + c = a + (b + c)

3. 0 + a = a + 0 = a

4. (a - n) + (b + n) = a + b

5. (a - n) + (b - n) = a + b - n x 2

6. (a + n) + (b + n) = (a + b) + n x 2

7. Nếu một số hạng được gấp lên n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó được tăng lên một số đúng bằng (n - 1) lần số hạng được gấp lên đó.

8. Nếu một số hạng bị giảm đi n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó bị giảm đi một số đúng bằng (1 - n) số hạng bị giảm đi đó.

9. Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là lẻ thì tổng đó là một số lẻ.

10. Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là chẵn thì tổng đó là một số chẵn.

11. Tổng của các số chẵn là một số chẵn.

12. Tổng của một số lẻ và một số chẵn là một số lẻ.

13. Tổng của hai số tự nhiên liên tiếp là một số lẻ.


5. Phép trừ

1. a - (b + c) = (a - c) - b = (a - b) - c

2. Nếu số bị trừ và số trừ cùng tăng (hoặc giảm) n đơn vị thì hiệu của chúng không đổi.

3. Nếu số bị trừ được gấp lên n lần và giữ nguyên số trừ thì hiệu được tăng thêm một số đúng bằng (n -1) lần số bị trừ. (n > 1).

4. Nếu số bị trừ giữ nguyên, số trừ được gấp lên n lần thì hiệu bị giảm đi (n - 1) lần số trừ. (n > 1).

5. Nếu số bị trừ được tăng thêm n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu tăng lên n đơn vị.

6. Nếu số bị trừ tăng lên n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu giảm đi n đơn vị.


6. Phép nhân

Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau.

Viết tất cả các phép tính có các số hạng giống nhau sao cho tổng bằng 6? (ảnh 2)

Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau:

Tính chất giao hoán:                

             a×b=b×a

Tính chất kết hợp:                    

             (a×b)×c=a×(b×c)

Nhân một tổng với một số:        

             (a+b)×c=a×c+b×c

Phép nhân có thừa số bằng 1:    

             1×a=a×1=a

Phép nhân có thừa số bằng 0:    

             0×a=a×0=0

icon-date
Xuất bản : 20/01/2022 - Cập nhật : 20/01/2022

Tham khảo các bài học khác