logo

Viết một bài (khoảng 300 từ) về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất

Cùng Toploigiai xem các cách Trả lời câu hỏi trang 42 (Sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 từ) về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất) Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức. 

Câu hỏi: Sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 từ) về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

Cách trả lời 1:

Viết một bài (khoảng 300 từ) về quá trình tài thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất

Những chiến thắng vang dội từ các cuộc kháng chiến cứu quốc, những giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh và tìm cơ chế, mô hình phát triển. Đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và dấu ấn quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Ngay sau khi Nhà nước được thành lập, Quốc hội Khóa I đã quyết tâm khắc phục nạn đói, khôi phục đất nước và phát triển kinh tế trên tàn tích thực dân. Thời kỳ 1955-1975: Tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, thực hiện chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất. Những năm 1976-1985, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp bao trùm cả đất nước. Từ việc nhận ra bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước có một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế. Trong những năm 1986-2000, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế. Tiến hành đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ 2001 đến nay: Việt nam hội nhập quốc tế sâu rộng. Do biết tận dụng thời cơ vượt qua khó khăn, thách thức, nên kinh tế - xã hội nước ta đã có những biến đổi quan trọng. Nước ta ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp vào năm 2008, đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Vị thế của Việt Nam đã và đang thay đổi đáng kể trên thế giới và trong khu vực ASEAN. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới đồng thời đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng GDP. Việt Nam đã vượt trên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về sự thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một trong số 30 nước có mức tăng trưởng xuất, nhập khẩu cao và là nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới.

Cách trả lời 2:

Sau khi vương quốc Campuchia được thành lập, tình hình chính trị đất nước dần ổn định, từ năm 1993 Campuchia chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế Campuchia từng bước phát triển nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và đầu tư nước ngoài. Sau hơn 30 năm từ một quốc gia có thu nhập thấp, Campuchia trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Chính phủ Campuchia đề ra Chiến lược Tứ giác và Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia 2006-2010 (NSDP) từ đó nền kinh tế thu được thành tựu đáng kể. Kinh tế campuchia thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Mức tăng trưởng cao trên dưới 10%, nền kinh tế vĩ mô ổn định. Campuchia hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. 

Cách trả lời 3

Vương quốc Campuchia được thành lập, tình hình chính trị đất nước được ổn định ổn định, từ 1993 quốc gia chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cộng đồng quốc tế và đầu tư nước ngoài đã giúp Campuchia phát triển nền kinh tế. Sau 30 năm từ một quốc gia có thu nhập thấp, nay nó trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Chiến lược Tứ giác và Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia 2006-2010 (NSDP) đã giúp kinh tế Campuchia phát triển tốt hơn. Nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng trưởng cao, và kinh tế vĩ mô ổn định. Mục tiêu của Campuchia là trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030

icon-date
Xuất bản : 04/02/2023 - Cập nhật : 28/08/2023